Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Tổng Hợp » Mẹo Vặt Hay Trong Học Tập, Cuộc Sống Vẫn Được Áp Dụng Đến Nay
Tác Giả: Sưu Tầm
Những mẹo vặt hay trong học tập giúp làm toán mau ra kết quả, ghi nhớ số ngày trong tháng… đã được truyền tai qua nhiều thế hệ học sinh.

Một số mẹo vặt hay trong học tập tuy đơn giản nhưng đã mang đến nhiều lợi ích đáng giá cho nhiều thế hệ học sinh và cả trong cuộc sống thường nhật của nhiều người. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng bị lãng quên, và được xem là những “kiến thức của bà ngoài”..

MarryLiving đã quyết định lục tìm lại quá khứ và thu thập giúp bạn 8 mẹo vặt hay trong học tập từ thời thơ ấu, mà rất nhiều người đã lãng quên vì một lý do nào đó.

1. Làm phép tính nhân nhanh chóng

Bất cứ ai cũng có thể ghi nhớ dễ dàng các phép nhân với số nhỏ, nhưng các phép nhân với các con số từ 6, 7… trở lên lại khiến không ít người phải bối rối, đặc biệt khi còn ở thời học sinh lớp nhỏ. Có một thủ thuật rất đơn giản giúp chúng ta tính nhẩm khi “quên bảng cửu chương” bằng cách sử dụng các ngón tay.

Xòe hai bàn tay, để lòng bàn tay hướng về cơ thể và các ngón tay đối xứng với nhau. Trước hết, bạn cần phải ghi nhớ những con số tương ứng với từng ngón tay (như hình). Chạm các ngón tay đại diện cho các số mà bạn muốn thực hiện phép nhân.

Ví dụ, thực hiện phép nhân 7×6, ta chạm ngón đeo nhẫn với ngón giữa. Đếm số các ngón tay ở mỗi bàn phía trên hai ngón đã chạm nhau rồi nhân chúng với nhau, được tích số 1. Tiếp tục, đếm các ngón phía dưới của hai bàn tay. Mỗi ngón tương đương với 10 đơn vị rồi cộng lại với nhau được tổng số 2. Cộng tích số 1 với tổng số 2, ta được kết quả của phép nhân là 56.

2. Đo chiều dài

Nếu bạn cần phải đo chiều dài của một vật nhưng không có thước đo nào trong tay, bạn có thể áp dụng mẹo vặt hay trong học tập này bằng cách sử dụng các ngón tay. Theo tỷ lệ trung bình của con người, khoảng cách giữa đầu ngón tay cái và ngón trỏ là khoảng 18cm, và khoảng cách giữa ngón cái và ngón tay út khoảng 20cm.

Tất nhiên, phương pháp này không hoàn toàn chính xác bởi mỗi người lại có một kích cỡ bàn tay khác nhau. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích nếu bạn cần đo một vật lớn khi chỉ có một cái thước nhỏ. Cách đơn giản, bạn đo khoảng cách giữa các ngón tay trước rồi tiến hành đo kích thước của vật bằng tay. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn đấy.

3. Đo độ của góc bằng bàn tay

Xòe rộng ngón tay và đặt lòng bàn tay lên một bề mặt, góc mà bạn muốn đo. Lưu ý, đặt sao cho ngón út song song với mép của góc bất kỳ nào mà bạn muốn đo và quy ước đó là 0°.

Khi đó, góc tạo thành giữa ngón cái và ngón út sẽ xấp xỉ 90°, các ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út sẽ lần lượt tạo với ngón út một góc xấp xỉ 60°, 45° và 30°.

4. Mẹo nhớ chữ số La Mã

Mẹo vặt hay trong học tập rất thú vị này giúp nhiều thế hệ học sinh nhớ được hệ chữ số La Mã vượt quá đơn vị hàng chục.

Hãy ghi nhớ câu tiếng Anh sau: My Dear Cat Loves Extra Vitamins Intensely (Tạm dịch: Con mèo cưng của tôi cực kỳ thích vitamin bổ xung).

Các chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong câu đại diện cho các chữ số La Mã theo thứ tự giảm dần: M (1,000), D (500), C (100), L (50), X (10), V (5), I (1).

5. Tính số ngày của tháng

Hãy nắm tay và thực hành đếm từng tháng. Bắt đầu bằng khớp nối của ngón tay trỏ. Mỗi khoảng cách giữa hai ngón tay là một tháng. Bạn đếm trên một tay đến ngón cuối cùng, sau khi kết thúc, bắt đầu lại với khớp nối của ngón tay trỏ trên bàn tay còn lại.

Nếu tháng nằm trên khớp nối nghĩa là tháng có 31 ngày. Nếu nó ở khoảng trống giữa hai ngón, tháng đó chỉ có 30 ngày hoặc ít hơn.

6. Xác định mặt trăng khuyết hay đang tròn?

Để dạy một đứa trẻ về hình dáng trăng khuyết hay trăng tròn bạn nên dựa vào hình dáng của 3 chữ cái: C, O, D. Trăng tròn là chữ O, trăng khuyết là chữ C, còn khi đang tròn đầy sẽ là chữ D.

Chữ O là hình ảnh mặt trăng tròn. Chữ C cho thấy mặt trăng đang trong giai đoạn khuyết dần, còn trăng hình chữ D tức là đang ở giai đoạn tròn dần.

7. Xác định thời gian còn lại trước khi mặt trời lặn

Giữ các ngón tay sát lại với nhau, và đưa tay về hướng mặt trời nhưnng để mặt trời “nằm” trên ngón tay trỏ. Bây giờ đếm số ngón tay tương ứng với đường chân trời. Mỗi ngón tay được tính là khoảng 15 phút.

Theo bức hình minh họa, chỉ còn 1 giờ nữa là mặt trời lặn vì đường chân trời trùng với ngón út.


8. Thử pin hết hay còn?

Bạn đặt cục pin cần kiểm tra trên bề mặt phẳng. Sau đó nhấc thẳng pin lên, cách mặt phẳng 1-2cm và thả xuống. Nếu pin còn đầy sẽ đứng thẳng, pin đã sử dụng hết sẽ đổ xuống. Thật đơn giản đúng không nào?

13 kỹ năng tự vệ không bao giờ là thừa nếu bạn là phụ nữ!

13 cách tự vệ cho từng tình huống, vị trí bị tấn công dưới đây sẽ mang đến cho bạn, nhất là chị...

Khi đó, góc tạo thành giữa ngón cái và ngón út sẽ xấp xỉ 90°, các ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út sẽ lần lượt tạo với ngón út một góc xấp xỉ 60°, 45° và 30°.

Những mẹo hay trong học tập hay cuộc sống đều mang đến ích lợi trong trường hợp “cái khó ló cái khôn”. Ghi chú ngay những mẹo vặt này để khi cần là áp dụng ngay bạn nhé!

Source: marryliving

Video liên quan về Mẹo Vặt

Mẹo Làm Sạch Ruột Heo

Những Mẹo Hữu Ích Sử Dụng Trong Nhà Bếp

Mẹo Cắt Bánh Trưng

Mẹo Nấu Ăn Nhanh Và Công Thức Nấu Ăn Ngon

Những Thủ Thuật Tuyệt Vời Để Gọt Và Cắt Món Ăn