Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Chữa Bệnh » 4 Mẹo Dân Gian Chữa Khản Tiếng Dễ Dàng!
Tác Giả: Sưu Tầm
Viêm thanh quản là những bệnh rất dễ gặp trong cuộc sống. Bệnh có thể gây ra khản tiếng kéo dài, khó nói, mất tiếng. Dưới đây là 4 cách cải thiện nhanh vấn đề này.

Nguyên nhân gây khản tiếng kéo dài

Thanh quản có cấu tạo dây thanh là 2 nếp gấp của niêm mạc bao bọc bên ngoài là cơ và sụn. Sự đóng mở của dây thanh quản và sự chuyển động của không khí giúp chúng ta nói, phát ra âm thanh.

Khi bị viêm thanh quản, các dây thanh bị sưng đau, viêm nhiễm, kích ứng khiến cho giọng nói bị khản, rè, có thể bị mất tiếng. Nếu không chữa trị kịp thời, viêm thanh quản cấp tiến triển thành viêm thanh quản mạn tính, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Hình ảnh thanh quản bình thường và thanh quản bị viêm

Các nguyên nhân chính gây viêm thanh quản, khản tiếng gồm:

- Sử dụng giọng nói quá nhiều: Chúng ta thường hay lạm dụng giọng nói của mình, đặc biệt là những người làm công việc như ca sĩ, giáo viên, nhân viên tư vấn…

- Nhiễm virus hay sau khi bị mắc các bệnh cảm cúm, viêm xoang mạn tính…

- Làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi, hóa chất.

- Thời tiết thay đổi đột ngột.

- Hút thuốc lá nhiều.

- Trào ngược dạ dày thực quản.

- Nhiễm vi khuẩn: Ít gặp (chiếm khoảng 20%).

Hút thuốc là một nguyên nhân gây viêm thanh quản, khản tiếng kéo dài

Dấu hiệu nhận biết ban đầu của bệnh là tình trạng đau nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, sốt kèm theo đau rát cổ họng. Sau vài ngày, ho có đờm xuất hiện, khản giọng kéo dài hoặc có thể bị mất tiếng.
Khản tiếng kéo dài do viêm thanh quản thường gặp ở những người có đặc thù công việc phải nói nhiều như người dẫn chương trình, ca sĩ, giáo viên, bán hàng,… Viêm thanh quản ảnh hưởng nhiều đến công việc, giao tiếp, thậm chí có người phải bỏ nghề. Do đó, ngay khi có những triệu chứng bệnh, bạn nên đi khám và có cách điều trị phù hợp.

4 bài thuốc chữa khản tiếng kéo dài do viêm thanh quản

Bên cạnh những phương pháp theo y học hiện đại, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc từ những dược liệu thiên nhiên quanh ta vô cùng hiệu quả, an toàn lại cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể một cách tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng viêm, họng khản tiếng như:

Mật ong và chanh tươi

Bạn lấy chanh, cắt nhỏ và ngâm vào một chén nhỏ mật ong để mật ong ngấm vào trong miếng chanh. Sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ, bạn có thể dùng để ngậm. Món ăn này không chỉ rất hiệu nghiệm mà còn cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể chống lại bệnh viêm họng, viêm thanh quản. Với các bạn nữ, đây không chỉ là bài thuốc mà còn là một món quà vặt ngon miệng.

Chữa viêm thanh quản, khản tiếng bằng mật ong hấp lá hẹ

Bạn đem khoảng 3 tới 5 chiếc lá hẹ, rửa sạch và để ráo nước, thái nhỏ và trộn đều với mật ong. Sau đó bạn đem hấp hoặc đun cách thủy hỗn hợp cho tới khi nhừ đều lá hẹ. Trước khi dùng bạn nên hâm nóng hỗn hợp. Mỗi ngày bạn dùng khoảng 3 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Bạn không nên nuốt ngay mà nên ngậm một lúc rồi để hỗn hợp trôi vào họng.

Chữa khản tiếng kéo dài bằng quất chưng mật ong

Bạn chỉ cần dùng 2 quả quất cắt thành khoanh mỏng, thêm 1 cục đường phèn, có thể dùng mật ong, đem chưng cách thủy 20 phút. Dùng hỗn hợp này ngậm và ăn vừa có tác dụng chữa khản giọng, vừa có tác dụng bổ phế.

Chữa khản tiếng kéo dài bằng quất chưng có tác dụng rất tốt

Chữa khản tiếng bằng gừng

Bạn có thể pha ít trà với gừng. Lấy một cốc nước sôi hoặc trà mới pha, thêm vài lát gừng hoặc gừng thái chỉ. Sau khoảng 10 phút, khi nước nguội hơn và gừng đã hòa lẫn với nước, bạn có thể uống món trà gừng mới pha. Nếu khó uống, bạn có thể thêm ít mật ong cho dễ uống hơn.

Bên cạnh các mẹo dân gian không cần thuốc để chữa khản tiếng kéo dài thì các chuyên gia đầu ngành tai- mũi- họng cũng khuyên bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm từ đông y trong điều trị viêm thanh quản mạn tính. Cụ thể như sản phẩm chứa các thảo dược gồm: xạ can (rẻ quạt), bồ công anh, bán biên liên, sói rừng… giúp tiêu viêm, giảm phù nề niêm mạc, trị đau rát lại thanh nhiệt, giải độc, giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa viêm thanh quản và cải thiện khản tiếng, mất tiếng.

Source: dantri

Video liên quan về Mẹo Vặt

Hướng Dẫn Cắt Tỉa Cơ Bản Từ Cà Chua, Cà Rốt

1001 Công Dụng Của "Muối" Không Phải Ai Cũng Biết

Dạy Cách Làm Món Ăn Cho Người Bị Suy Thận

Chỉ 5 Phút Có Ngay Món Salad (Nộm) Dưa Chuột Kiểu Thái Giòn Ngon Hết Ý

Mẹo Khử Mùi Hôi Của Vịt Từ Dân Gian