Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Chữa Bệnh » Mẹo Hay Chữa Nhiệt Miệng
Tác Giả: Sưu Tầm
Nhiệt miệng (hay áp tơ, đẹn, đẹn miệng) là một bệnh hay gặp trong mùa nóng, hoặc khi cơ thể tích tụ quá nhiều nhiệt lượng. Nhiệt miệng biểu hiện bằng những ổ loét nông ở niêm mạc miệng, gây cảm giác đau rát mỗi khi chạm vào, cắn phải hoặc ăn những loại thức ăn chua, cay, mặn. Nhiệt miệng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến ăn uống cũng như chất lượng cuộc sống. Vì vậy, qua bài viết sau đây, khonggiansong.info sẽ bật mí cho bạn những mẹo hay chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất.

1. Chữa nhiệt miệng bằng thức uống

Theo Đông y, nhiệt miệng xảy ra do cơ thể thừa nhiệt, thiếu tính thanh mát. Vì vậy, để điều trị nhiệt miệng, chúng ta hãy uống nhiều và thường xuyên các loại nước mát trong vòng 1 tuần, cụ thể:

• Các loại nước thanh nhiệt quen thuộc như nước dừa, sinh tố rau má, nước rễ tranh, nước luộc mía lau,… Đây là những loại nước dễ uống. Khi uống vào tạo cảm giác mát bụng, dễ chịu. Kiên trì uống trong vòng 5 đến 7 ngày là bạn sẽ hết bị nhiệt miệng.
• Trà thanh nhiệt cũng là một loại nước mát dễ uống và có bán rộng rãi tại các nhà thuốc. Trà tạo vị ngọt thanh ở cuống họng khi uống vào, tác dụng thanh nhiệt và điều trị đẹn rất hiệu quả.
• Nước khế chua: bạn lấy 3-4 quả khế giã nát, cho vào nồi đun với 1 lít nước khoảng 15 phút. Để nguội, sau đó ngậm và uống từ từ sẽ có tác dụng trị nhiệt miệng hiệu quả bất ngờ.

2. Chữa nhiệt miệng bằng nước súc miệng

Ngoài việc chữa nhiệt miệng bằng các loại nước mát, bạn cũng có thể tự chữa khỏi nhiệt miệng bằng cách súc miệng với một trong những loại dung dịch sau:

• Nước hạt rau mùi: hòa 1 thìa hạt rau mùi vào khoảng 500 ml nước, đun sôi trong vòng 10 phút. Sau đó, bỏ hạt, dùng nước đã đun để nguội và súc miệng 3-4 lần mỗi ngày. Nhiệt miệng sẽ nhanh chóng khỏi trong vòng 1 tuần.
• Nước củ cải: bạn lấy 3-4 củ cải trắng giã lấy nước ép, sau đó hòa với 1 lít nước. Dùng dung dịch này súc miệng mỗi ngày 3-4 lần thì bệnh nhiệt miệng sẽ nhanh chóng được cải thiện.
• Nước chanh pha mật ong: bạn dùng 2-3 quả chanh ép lấy nước cốt, cho vào 500 ml nước lọc và 1 thìa mật ong. Trộn đều hỗn dịch trên và súc miệng mỗi ngày 3-4 lần. Sau 2-3 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

3. Chữa nhiệt miệng bằng thuốc bôi tại chỗ

Cách thứ nhất: dùng cỏ mực. Cỏ mực có tính thanh nhiệt và diệt khuẩn cao nên chữa bệnh nhiệt miệng rất tốt. Bạn lấy một nắm cỏ mực giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi hòa với một thìa mật ong. Dùng hỗn hợp trên bôi vào vết loét của nhiệt miệng. Ngày bôi 3-4 lần sẽ nhanh chóng đẩy lùi bệnh nhiệt miệng.


Cách thứ hai: lục nhất tán: bạn dùng hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần trộn với mật ong cho thành 1 hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp này bôi vào vùng bị nhiệt miệng mỗi ngày 3-4 lần. Vết loét sẽ nhanh chóng lành lặn trong vòng vài ngày.


Cách thứ ba: đơn giản là bạn đến những tiệm thuốc bắc mua những loại thuốc rơ đẹn có tên thương mại là Hầu Phong Tán, Hầu Khoa Ngọc Dịch Đơn,… để bôi lên vết loét mỗi ngày 2-3 lần. Sau 2-3 ngày, đẹn miệng sẽ lặn hẳn, cho kết quả ngoài mong đợi.


4. Chữa bệnh nhiệt miệng bằng thực phẩm

Đây là một trong những cách chữa nhiệt miệng đơn giản mà mọi người ai cũng có thể áp dụng tại nhà. Chúng ta biết nhiệt miệng là do cơ thể tích tụ quá nhiều nhiệt lượng trong người. Vì vậy, để điều trị nhiệt miệng, chúng ta nên ăn những loại thực phẩm có tính thanh nhiệt như cà chua, canh rau ngót, canh cải, lá húng chó kết hợp với uống nhiều nước (1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày) sẽ có tác dụng tích cực, đẩy lùi bệnh nhiệt miệng.

Ngoài những cách chữa bệnh nhiệt miệng dân gian nêu trên, bạn cần chú ý một số điều sau để phòng bệnh nhiệt miệng tái đi tái lại:
• Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt. Sử dụng những loại kem đánh răng có chứa tinh chất trà xanh, bạc hà để khử khuẩn và tạo cảm giác thanh mat trong miệng, giúp hơi thở thơm tho.
• Ăn uống đầy đủ chất để tránh tình trạng thiếu hụt vitamin cũng sẽ dẫn đến bệnh nhiệt miệng.
• Uống đủ nước mỗi ngày (> 1,2 đến 1,5 lít nước).
• Thường xuyên ăn những loại thức ăn có tính thanh nhiệt như các loại rau, canh rau, cà chua, nước mát,…
• Hạn chế ăn nhiều thức ăn cay nóng, có tính nhiệt như ớt, tiêu, hành, tỏi,…

Source: khonggiansong

Video liên quan về Mẹo Vặt

20 Mẹo Vặt Để Trở Thành Đầu Bếp Giỏi

Làm Đậu Phụ Sạch Tại Nhà

Cách Trang Trí Bánh Sinh Nhật Ông Già Noel Cực Kì Đơn Giản

30 Mẹo Vặt Cực Hay Trong Nhà Bếp

Xôi Xéo Siêu Tốc Với Nồi Cơm Điện