Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Ẩm Thực » 4 Dụng Cụ Nấu Nướng Cực Hại Sức Khỏe Nhưng Nhà Nào Cũng Có
Tác Giả: Món Ngon
Đồ nấu ăn bằng gốm có lớp phủ, đồ chống dính có Teflon… đều là những dụng cụ nấu ăn gây hại cho sức khỏe mà bạn vẫn đang dùng hằng ngày.


1. Dụng cụ nấu ăn chống dính Teflon

Teflon có lẽ là chất nguy hiểm nhất trong các dụng cụ nhà bếp nhưng lại được lựa chọn nhiều nhất vì vật liệu chống dính này khá rẻ.

Các đặc tính chống dính của dụng cụ nấu Teflon đạt được với lớp phủ PTFE (polytetrafluoroetylen), đây là một loại nhựa dẻo bắt đầu chuyển thành chất độc khi được làm nóng trên 275 độ C. Chất độc hại này dẫn đến các triệu chứng giống như cúm được gọi là sốt khói polymer hay cúm Teflon. Chúng không chỉ nguy hiểm với con người mà còn gây tử vong cho các loại chim như vẹt…

Một hợp chất hóa học khác được tìm thấy trong dụng cụ nấu ăn Teflon là PFOA (axit perfluorooctanoic) có liên quan đến một số loại ung thư bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng. Mặc dù nhiều người cho rằng PFOA có mặt trong các sản phẩm Teflon với số lượng nhỏ đến mức không gây rủi ro cho con người nhưng điều đáng chú ý là nó cũng được tìm thấy trong nhiều dụng cụ được sử dụng hằng ngày khác.

Các dụng cụ chống dính được tráng phủ khác có thể không có PTFE và PFOA (chẳng hạn như đá granit), nhưng nó chỉ sử dụng an toàn khi lớp phủ còn nguyên vẹn. Sau khi lớp phủ bắt đầu bị bong hãy dừng sử dụng nó ngay lập tức.

Bạn có thể dùng chảo gang để nấu nướng sẽ an toàn hơn.

2. Dụng cụ nấu nướng bằng nhôm và giấy nhôm

Nhôm là một kim loại gây độc thần kinh. Nồng độ nhôm tăng cao có liên quan đến một số bệnh về hệ thần kinh trung ương bao gồm Alzheimer và ALS. Mặc dù dụng cụ nấu bằng nhôm thường có lớp phủ nhưng nó dễ bị sứt mẻ và giải phóng kim loại độc hại vào thức ăn.

Dụng cụ nấu ăn bằng thủy tinh là lựa chọn an toàn hơn đồ nhôm.

3. Dụng cụ nấu ăn bằng đồng

Giống như một số kim loại nặng khác, đồng rất quan trọng đối với sức khỏe con người với số lượng nhỏ. Nhưng khi bị dư thừa đồng trong cơ thể thì có thể dẫn đến ngộ độc kim loại nặng. Nếu bạn dùng dụng cụ nấu ăn bằng đồng, nó có thể giải phóng đồng khi nấu thức ăn có tính axit. Với các dụng cụ bằng đồng có lớp tráng phủ thì cũng không nên dùng vì nó chứa niken, một chất khác cũng rất độc hại.

Hãy dùng dụng cụ nấu ăn bằng thép không gỉ sẽ an toàn hơn đồng.

4. Dụng cụ nấu bằng gốm có lớp phủ

Lớp phủ gốm pha trộn mềm không bền và bắt đầu sứt mẻ sau vài tháng sử dụng. Khi điều đó xảy ra, chì và cadmium đôi khi được tìm thấy trong lớp phủ sẽ giải phóng vào thức ăn và tồn đọng trong cơ thể. Nhiễm độc chì là một trong những loại ngộ độc kim loại nguy hiểm nhất và có thể dẫn đến đau bụng, đau đầu, vô sinh và các biến chứng sức khỏe khác (và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây hôn mê và tử vong).

Ngay cả khi lớp phủ không có chì thì dụng cụ nấu nướng bằng gốm khi bị sứt mẻ có thể khiến bạn gặp nguy hiểm vì giải phóng nhôm vào thức ăn.

Hãy dùng dụng cụ nấu nướng bằng gốm 100% sẽ an toàn cho sức khỏe.

Source: 24h

Video liên quan về Mẹo Vặt

Cách Lột Khoai Môn Không Ngứa Tay

Cách Lấy Xương Cá Mòi

Mẹo Chiên Cá Thơm Ngon

Cách Làm Lòng Heo

Mẹo Lấy Sạch Cặn Bã Khét Trong Dầu Ăn Siêu Nhanh