Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Tổng Hợp » 12 Mẹo Vặt Khi Mang Thai Mà Mẹ Bầu Không Thể Bỏ Qua
Tác Giả: Sưu Tầm

Bạn sẽ không thể nào mãi duy trì trạng thái mang thai, vậy nên hãy trân trọng mọi khoảnh khắc lúc này – cả cơ thể nặng nề hay bụng bầu vượt mặt và tất cả những điều tuyệt vời khác.

Bạn đang mang thai! Với những ai lần đầu làm mẹ, khoảng thời gian chuẩn bị cho thiên chức cao cả này vừa tràn đầy hứng khởi mà cũng thật đau đầu.

Chẳng hạn, khi bạn cứ phải nôn ra hầu hết lượng thức ăn mà mình đã nạp vào cơ thể trong suốt những ngày đầu mang thai; khi mà cơ thể bạn, về tổng thể, đạt đến trạng thái tốt nhất và tràn đầy năng lượng tại thời điểm bước vào giai đoạn giữa thai kỳ; khi bụng bầu đã bắt đầu to và nặng hơn ở 3 tháng cuối, bạn sẽ có cảm giác mỗi một bước đi của mình tựa như phải huy động toàn bộ sức lực.

1. Xoa dịu cơn buồn nôn bằng các phương pháp tự nhiên

Khi các cơn ốm nghén xảy ra, hãy tự làm cho mình một hỗn hợp điện giải gồm đường, muối và nước, sau đó đông lạnh và dùng như kem. Cách này không chỉ giúp bạn thay đổi khẩu vị mà còn có tác dụng bù nước rất tốt khi bạn không thể ăn hay uống được bất cứ thứ gì, đồng thời cũng làm dịu cổ họng của bạn.

Các loại trái cây thuộc họ Cam Quýt cũng là một cách hiệu quả để giảm bớt ốm nghén. Bạn có thể uống nước đá chanh tươi, hoặc nước chanh thảo mộc để ổn định dạ dày khi cảm thấy buồn nôn.

2. Sử dụng thực phẩm có vị chua khi bị ợ nóng

Phụ nữ mang thai dễ mắc phải chứng khó tiêu, lúc này chỉ cần thêm hai muỗng cà phê giấm táo vào một ít nước và mật ong là bạn có ngay một thức uống ngon lành mà hiệu quả. Ngoài ra, táo xanh cũng có tác dụng kỳ diệu trong những trường hợp này. Sylvia Tee, một người mẹ mắc phải chứng ợ nóng mạn tính, cũng chia sẻ thêm một phương pháp hữu ích khác là ngậm kẹo mút hoặc kẹo cứng.

3. Tập Yoga trước khi sinh

Các bài tập Yoga không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn giúp bạn điều chỉnh cảm xúc, nhờ vậy mà bạn có thể ngủ tốt hơn. Đồng thời bạn cũng có thể nhận về nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau từ nhiều tư thế yoga đa dạng. Hoạt động thể chất sẽ giúp mẹ giảm thiểu các triệu chứng đau lưng, đau cơ, buồn nôn, nhức đầu, khó thở cũng như là hội chứng ống cổ tay.

4. Tự làm đai bụng cho mình

Khi bụng của bạn quá to, bạn không thể nào sử dụng dây buộc tóc hoặc dây cao su để cài nút quần jean được nữa. Thay vào đó, hãy tự mình thiết kế một cái đai bụng từ áo ba lỗ cũ. Cắt hai quai áo, rồi cắt đường viền cổ áo theo đường thẳng, sau đó quấn xung quanh vùng eo để tạo thêm độ dài nhằm che phủ phần lưng quần không được cài nút hoặc phần bụng bị đưa ra.

5. Sử dụng công cụ để nhặt hay lấy vật gì đó

Điều này không bắt buộc, nhưng khi bụng của bạn ngày càng to, bạn lại làm rơi một vật gì đó xuống sàn, thì một cái kẹp gắp hoặc một dụng cụ tương tự sẽ cực kỳ hữu dụng. Những vật này sẽ giúp bạn tránh phải đứng lên và rời khỏi chiếc ghế thoải mái của mình – điều mà bạn thì cũng thật sự chẳng muốn chút nào.

6. Ngâm chân với nước tonic

Nếu bạn bị sưng chân hoặc mắt cá trong suốt thai kỳ, hãy ngâm chân trong nước tonic lạnh hoặc ấm. Trong nước tonic có chứa quinine – chất này được cho là có tác dụng giảm viêm, trong khi đó các bọt bong bóng nhỏ có thể xoa bóp đôi chân đau nhức của bạn và giúp chúng trở nên thoải mái hơn. Ngoài ra, để ngăn chặn tình trạng đau chân ngay từ lúc đầu, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu có chiết xuất từ vỏ chanh hoặc bưởi.

7. Sử dụng băng dán cơ giúp giảm bớt sự khó chịu

Về cơ bản, các vận động viên thường sử dụng băng dán cơ để đẩy nhanh tiến độ phục hồi sau chấn thương. Tuy nhiên, các mẹ đã sớm phát hiện ra rằng họ có thể tận dụng chúng để giảm áp lực và sự khó chịu khi bụng bầu ngày càng to hơn. Băng dán với tính chất đàn hồi, được cho là có tác dụng nâng cơ da, chống đỡ vùng bụng và hỗ trợ tuần hoàn máu.

8. Sử dụng móc gài áo ngực

Tậu ngay cho mình một bộ móc gài tăng kích cỡ áo ngực, điều này có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ cho những chiếc áo bra mà bạn hiện đang có. Vì khi mang thai, ngực của bạn ít nhiều cũng sẽ nở nang hơn. Móc áo ngực vừa hay có thể giúp bạn nới lỏng, điều chỉnh dây áo sao cho vừa vặn thoải mái nhất với khuôn ngực hiện tại của mình. Đồng thời, chi phí bỏ ra cũng rẻ hơn hẳn so với việc mua một cái áo ngực chuyên dụng cho thai phụ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử một ý tưởng thông minh khác, đó là sử dụng áo ngực thể thao.

Mẹ Koh chia sẻ, “Tôi muốn mua áo ngực mới, và một người bạn đã gợi ý tôi mua áo ngực thể thao có thể co giãn. Hiệu quả rất tốt và tôi có thể lại tiếp tục sử dụng lâu dài ngay cả khi tôi đã sinh em bé.”

9. Chườm đá lên vết ngứa

Ngứa là một triệu chứng chẳng còn xa lạ đối với các mẹ bầu, đặc biệt là vào thời điểm vùng bụng bắt đầu căng to. Triệu chứng này gây ra bởi sự gia tăng lượng máu dưới da và thường thì vô hại ở mọi giai đoạn. Hãy chườm đá lên vùng da bị ngứa. Một số bà mẹ cũng tin dùng phương pháp thoa dầu dừa hoặc thêm bột yến mạch vào bồn tắm.

10. Luôn đi vệ sinh trước khi ra khỏi nhà

Cùng với việc mang trong mình một đứa bé, áp lực đè lên bàng quang của bạn sẽ càng nhiều hơn, bạn sẽ nhận thấy bản thân mình ngày càng thường xuyên đi toilet hơn. Vì vậy, bạn nên đi vệ sinh trước khi đi ra ngoài, đặc biệt trong trường hợp địa điểm mà bạn muốn tới không có nhà vệ sinh gần đó. Nếu như bạn bỏ qua nhu cầu sinh lý cơ bản này thì việc thu dọn “tàn cuộc” sau đó sẽ cực kỳ vất vả.

11. Sử dụng các hạt đậu đông lạnh như túi chườm

Khi mang thai, thân nhiệt cơ thể có xu hướng nóng hơn so với một người bình thường. Ở một thành phố có khí hậu nóng như Sài Gòn, bạn có lẽ sẽ khao khát gắn luôn áo ngực của mình vào tủ lạnh. Nếu đã như vậy, sau bạn không thử sử dụng gói đậu hà lan đã đông lạnh trong trường hợp bạn không có túi chườm đá?

12. Lưu giữ những khoảnh khắc mang thai

Điều cuối cùng, bạn không thể lúc nào mang thai, vậy nên hãy trân quý cơ thể của bạn trong suốt khoảng thời gian này – cho dù là bụng bầu hay bất kỳ vấn đề nào ngày càng trở nên “nặng nề” đi chăng nữa! Hãy lưu giữ thật nhiều, thật nhiều những khoảnh khắc thiêng liêng này, và đừng e ngại chia sẻ chúng trên các mạng xã hội nếu như bạn muốn. Bạn đang mang thai mà, hãy cứ nuông chiều bản thân và làm bất cứ điều gì bạn thích!

Source: sihg

Video liên quan về Mẹo Vặt

Các Thủ Thuật Nấu Nướng Từ Đầu Bếp Chuyên Nghiệp

Cách Luộc Thịt Ngon An Toàn Không Gây Độc Hại Cho Sức Khỏe

Làm Thế Nào Để Chiên Khô Cá Dứa Vàng Ươm Không Bị Nát

28 Công Thức Nấu Ăn Nhanh Chóng Và Tuyệt Hảo Với Lò Vi Sóng

Cách Tỉa Hoa Cúc Từ Bí Đỏ