Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Tổng Hợp » 10 Mẹo Vặt Cho Android Mà Bạn Nên Biết
Tác Giả: Sưu Tầm
Android là một hệ điều hành mở với vô vàn những tính năng thời thượng. Tuy vậy, bạn có dám chắc mình đã làm chủ được “cô nàng ỏng ẹo” này? Một vài thủ thuật đơn giản nhưng vô cùng hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

1. Giám sát ứng dụng đang sử dụng dữ liệu Wi-Fi/3G của bạn

Một smartphone thực thụ luôn luôn phải kết nối internet. Do đó, chắc hẳn nhiều lúc bạn phải “méo mặt” vì hóa đơn mobile internet lên đến hàng trăm nghìn đồng mà không biết phát sinh từ đâu. Bạn không rõ ứng dụng nào đã “ngốn” hàng gigabyte dữ liệu của mình, còn tiện ích giúp theo dõi dung lượng internet tích hợp sẵn trong Setting thì quá nghèo nàn.

Khi đó, ứng dụng Onavo Count hoặc Traffic Monitor Plus được cung cấp miễn phí trên Play Store là một sự thay thế xứng đáng.

2. Giữ cho bộ nhớ lưu trữ luôn ngăn nắp và gọn gàng


Dường như không gian lưu trữ trên smartphone không bao giờ là đủ. Vì vậy, thay vì liên tục nâng cấp thiết bị hoặc thẻ nhớ thì bạn nên học cách quản lý bộ nhớ lưu trữ một cách thông minh.

Tiện ích gọn nhẹ DiskUsage sẽ giúp bạn hoàn thành việc đó một cách xuất sắc với khả năng phân loại những ứng dụng chiếm nhiều không gian bộ nhớ hoặc liệt kê những ứng dụng không cần thiết mà bạn có thể gỡ bỏ. Ngoài ra, ứng dụng này còn tích hợp một trình quản lý file, cho phép bạn xóa ngay nhạc, phim, hình ảnh trên máy để giải phóng bộ nhớ.

3. Theo dõi các ứng dụng chạy nền


Khi điện thoại được khởi động, nó sẽ khởi chạy rất nhiều ứng dụng và dịch vụ chạy nền. Một vài trong số đó có thể gây hại cho thiết bị của bạn và khiến CPU và RAM làm việc “cực nhọc” hơn. Để giải quyết vấn đề này, ứng dụng Autorun Manager là một công cụ nhỏ gọn giúp bạn theo dõi tất cả các ứng dụng chạy nền trên máy và bạn có thể tắt hoặc xóa bỏ bất kỳ ứng dụng nào mà bạn cảm thấy không tin tưởng.

4. Gỡ bỏ các ứng dụng có hành vi quảng cáo đáng ngờ

Bạn không có công cụ nào để gỡ bỏ quảng cáo trong các ứng dụng. Tuy nhiên, một vài ứng dụng có phần hơi “quá đáng” khi đặt quảng cáo trên cả thanh Notification. Điều này làm tiêu tốn dung lượng internet và gây hao pin, thậm chí có nguy cơ gây hại đến dữ liệu cá nhân trong máy. Để phát hiện những ứng dụng có hành vi quảng cáo đáng ngờ, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của tiện ích Lookout Ad Network Detector và nên xóa bỏ ngay các ứng dụng bị phát hiện.

5. Quản lý mức độ sử dụng pin

Với công việc này, tiện ích giúp quản lý pin có sẵn trong Android đã làm rất tốt. Bạn có thể tìm thấy trong mục Setting -> Battery. Khi phát hiện những ứng dụng gây hao pin quá nhiều, bạn nên tắt ngay nếu không sử dụng để đảm bảo thời lượng pin ở mức tối đa.

6. Sử dụng dữ liệu bản đồ offline của Google Maps

v

Việc sử dụng bản đồ Google Maps offline mang đến nhiều lợi ích như không tốn dung lượng Wi-Fi/3G, ít tốn pin mà vẫn đầy đủ chức năng như bản online. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không tải ngay dữ liệu bản đồ offline bằng cách vào menu trong Google Maps, chọn Make Available Offline và chọn khu vực bản đồ muốn tải.

7. Quản lý quyền truy cập từ các ứng dụng


Bạn có nắm rõ những thông tin nào mà các ứng dụng trong máy được phép truy cập? Nếu không, hãy sử dụng tiện ích Clueful Privacy Advisor. Tiện ích này sẽ quét qua tất cả các ứng dụng trong máy và cho biết ứng dụng nào ăn cắp mật khẩu, danh bạ và những thông tin nhạy cảm của bạn.

8. Tìm lại điện thoại bị mất

Dân gian có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Và với điện thoại cũng vậy, không ai biết chắc điện thoại của mình sẽ bị đánh rơi hay bị lấy cắp lúc nào. Vì vậy, bạn nên cài sẵn một ứng dụng cho phép tìm lại điện thoại bị mất thông qua bản đồ Google Maps. Một ứng dụng khá nổi tiếng được nhiều người tin dùng là Where’s My Droid sẽ giúp bạn tìm lại thiết bị của mình.

9. Tận dụng đèn báo hiệu trên điện thoại

Trong trường hợp điện thoại của bạn có một đèn báo hiệu, bạn có thể tùy biến màu sắc báo hiệu cho từng tác vụ khác nhau. Ví dụ màu xanh cho tin nhắn đến, màu đỏ cho e-mail đến,…Ứng dụng Light Flow sẽ giúp bạn thực hiện điều này.

Còn nếu không có đèn báo hiệu, bạn có thể tận dụng đèn flash của camera. Ứng dụng Flash Notification sẽ giúp bạn tùy chỉnh số lần nháy đèn khác nhau cho các tác vụ khác nhau, thay vì màu sắc như trên.

10. Điều khiển điện thoại từ xa

Nếu chẳng may đến cơ quan mà quên mang theo điện thoại, bạn có thể sử dụng tiện ích AirDroid để điều khiển điện thoại của mình thông qua Wi-Fi/3G. Ứng dụng cho phép bạn truy cập điện thoại thông qua một máy tính và thực hiện các thao tác như sao chép file, gửi tin nhắn, cài đặt/xóa ứng dụng, xem ảnh, nghe nhạc từ điện thoại và nhiều hơn thế nữa.

Source: thegioididong

Video liên quan về Mẹo Vặt

3 Mẹo Nấu Nước Lèo Trong Và Ngọt Cho Hủ Tiếu

Mẹo Nhà Bếp Hữu Ích Cực Kỳ Thông Thái

Mẹo Nấu Ăn Thông Minh Sẽ Giúp Bạn Trong Nhà Bếp

Mẹo Nấu Ăn Lạ Thường Bạn Nên Nhớ Và Áp Dụng

Nước Mắm Trộn Gỏi