Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Tổng Hợp » Vạch Mặt 10 Sai Lầm "Ném Tiền Qua Cửa Sổ" Khi Dùng Điều Hòa
Tác Giả: Sưu Tầm

Bật 24/7, bật nhiệt độ quá thấp... khi sử dụng điều hòa làm lãng phí lượng điện rất lớn mà không hề hiệu quả.

1. Chọn sai kích thước điều hòa

Rất nhiều người nghĩ rằng kích thước của máy điều hòa càng lớn thì càng mát nhanh, mát lâu. Tuy nhiên, khi nói đến điều hòa không khí, lớn hơn không đồng nghĩa với tốt. Trên thực tế, điều hòa không khí quá khổ so với diện tích căn phòng sẽ không ngừng tự động tắt - bật, dẫn đến việc sử dụng năng lượng không hiệu quả.

Do vậy, bạn nên hỏi các chuyên gia điện máy tư vấn để lựa chọn cho nhà một chiếc điều hòa đúng kích cỡ - vừa nhanh mát mà vẫn tiết kiệm điện. Thông thường, những căn phòng tầng thấp hoặc ở vị trí ít nắng chỉ cần điều hòa dung tích bé hơn so với các căn phòng "hứng" nhiều nắng.

2. Lắp đặt máy điều hòa sai vị trí

Vị trí lắp máy điều hòa cũng tác động lớn đến hiệu quả năng lượng của nó. Rất nhiều nhà lắp điều hòa ở bức tường nóng nhất trong phòng. Mọi người cho rằng như vậy căn phòng sẽ nhanh chóng giảm nhiệt. Tuy vậy, như vậy máy phải làm việc chăm chỉ hơn để làm mát bức tường quá nhiệt trước rồi mới đến không khí trong phòng.

Do vậy, thay vào đó, bạn nên lắp điều hòa ở những góc râm để nhiệt độ trong phòng giảm nhanh rồi mới từ từ mát những bức tường xung quanh. Như vậy, nhiệt độ trong phòng sẽ mát nhanh, mát lâu. Ngoài ra, khu vực đặt điều hòa không khí không nên bị chặn bằng cây bụi hoặc các món đồ nội thất khác. Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng đặt máy điều hòa nằm xa đèn và các thiết bị khác tạo ra nhiệt.

3. Không bảo trì máy điều hòa thường xuyên

Không ít gia đình thường bỏ qua bước bảo trì định kì vì thấy máy điều hòa hoạt động vẫn trơn tru, không có tiếng ồn. Tuy vậy, máy điều hòa cần được vệ sinh và thay bộ lọc 3 tháng/lần. Dây làm mát cũng cần được kiểm tra thường xuyên để tránh rò rỉ. Nếu không làm sạch định kì, bụi bẩn bám lâu ngày sẽ khiến nóng máy và lâu dần ảnh hưởng tới hoạt động của máy điều hòa.

4. Mở máy điều hòa 24/7

Những ngày oi bức khiến nhiều gia đình bật máy điều hòa liên tục trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, điều này không chỉ lãng phí điện mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe khi ở lâu trong phòng kín bật điều hòa. Bạn chỉ nên ngồi trong phòng điều hoà không quá 2 giờ.

Khi ra khỏi phòng nên mở cửa to và đứng ở cửa vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí mới. Bạn nên tắt điều hòa không khí qua đêm. Cơ thể của bạn có thể chịu được nhiệt độ cao hơn khi ngủ hơn khi thức. Còn nếu nằm ngủ máy lạnh thì lưu ý càng về đêm, cơ thể thiếu sự vận động, dễ bị cảm lạnh nên bạn cần điều chỉnh máy lạnh tăng nhiệt độ lúc đêm khuya.

5. Cài đặt nhiệt không chính xác

Nếu bạn muốn làm mát nhà ngay lập tức, không hạ nhiệt độ thấp hẳn xuống và mong muốn căn phòng mát nhanh hơn. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy thoải mái ở 25 độ C, không hạ xuống 21 độ C để mong phòng nhanh mát.

Như một quy luật, bạn nên đặt nhiệt độ ở ngưỡng bạn cảm thấy thoải mái; cho hầu hết mọi người là 25 - 26 độ C. Hãy nhớ rằng, mỗi độ chênh lệch sẽ tiêu thụ 7% điện năng tiêu thụ, vì vậy ngay cả một điều chỉnh nhỏ có thể tạo sự khác biệt lớn về hóa đơn điện hàng tháng của bạn.

6. Để nhiệt độ điều hòa quá thấp

Bật máy điều hòa ở nhiệt độ quá thấp khiến bạn dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài nhà. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu rất dễ đau đầu, viêm họng, ngạt mũi,...Do vậy thông thường, nhiệt độ điều hoà khoảng 25 độ C là tốt nhất

Bạn cũng nên chú ý để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Không nên bước vào phòng điều hòa ngay khi vừa từ ngoài nắng về hay vừa vận động mạnh ra nhiều mồ hôi. Trước khi ra khỏi phòng, bạn nên đứng ở cửa mở to một vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài. Tuy vậy, cũng cố gắng tránh ra ra vào vào liên tục để hạn chế cơ thể bị xáo trộn do phải thường xuyên điều chỉnh để thích ứng với nhiệt độ.

7. Không sử dụng quạt trần

Nhiều người nghĩ rằng điều hòa không khí thay thế cho quạt trần truyền thống. Trên thực tế, quạt trần sẽ giúp bạn chạy điều hòa không khí hiệu quả hơn bằng cách lưu chuyển không khí xung quanh phòng, không chỉ tiết kiệm tiền trên hóa đơn của bạn mà còn làm giảm hao mòn điện máy. Hơn nữa, quạt trần tạo ra "gió lạnh" nhân tạo giúp bạn cảm thấy thoải mái ở nhiệt độ cao hơn một chút.

8. Để không khí bên ngoài tràn vào trong

Trong khi điều hòa không khí của bạn đang chạy, để mở cửa ra vào và cửa sổ mở sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của máy điều hòa. Do vậy, khi chạy máy điều hòa, đóng kín và hạn chế mở cửa sổ và cửa ra vào.

9. Đóng kín cửa cả ngày


Nhiều gia đình đóng kín cửa suốt cả ngày để giữ không khí mát trong nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết không khí trong phòng điều hòa dễ ô nhiễm hơn bên ngoài gấp hơn ba lần. Việc đóng kín cửa khiến bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trong không gian không thoát ra bên ngoài được. Do vậy, khi chiều tối mát mẻ, bạn có thể mở cửa sổ, bật quạt một lúc để thông gió trong nhà.

10. Tắt điều hòa khi phòng đã đủ lạnh


Nhiều người tắt máy điều hòa ngay khi phòng vừa đủ mát và bật lại khi nóng để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, ít ai ngờ điều này gây ra tác dụng ngược lại. Máy điều hòa cần tiêu thụ rất nhiều điện năng khi khởi động. Do vậy, thay vì bật xuống 16 độ C rồi tắt ngay sau vài phút thì bạn nên để ổn định ở ngưỡng 25 độ C trong thời gian dài.

Source: nguyenkim

Video liên quan về Mẹo Vặt

Mẹo Khử Mùi Tanh Của Cá Đơn Giản, Cá Phèn Kho Tộ Ngon

24 Mẹo Vặt Cho Món Tráng Miệng Ấn Tượng

44 Thủ Thuật Độc Đáo Để Cắt Và Bóc Vỏ Nhanh Chóng

36 Mẹo Vặt Bếp Núc Sau Đây Sẽ Khiến Bạn Thích Mê Việc Nấu Nướng

Tuyệt Chiêu Khử Mùi Tanh Khi Làm Bánh Mì Xíu Mại Trứng Muối