Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Tổng Hợp » 10 Mẹo Để Chân Không Bị Đau Và Thẳng Tắp Khi Đi Giày Cao Gót, Chị Em Nào Cũng Nên Biết!
Tác Giả: Sưu Tầm
Có nhiều lý do khiến phái đẹp yêu thích giày cao gót: chúng làm vóc dáng thon gọn, nâng chiều cao hơn và sành điệu hơn. Nhưng vì lý do sức khỏe, bạn không nên đi giày cao gót hàng ngày.

Để khi mang giày cao gót đôi chân được thoải mái hơn thì đây là mẹo bạn nên biết:

Mẹo bạn cần biết khi đi giày cao gót được thoải mái và đỡ đau chân hơn.

Đừng vội vàng: Lời khuyên dành cho một cô gái đi giày cao gót là hãy đi những bước chắc chắn và an toàn. Không cần phải đi quá nhanh, chỉ nên đi những bước ngắn và chậm. Vì như thế bạn sẽ tránh được những tai nạn thường xảy ra khi đi giày cao gót.

Bước đi tự nhiên và thanh lịch: Bí quyết để đạt được một bước đi chính xác, thoải mái và thanh lịch bằng giày cao gót nằm ở việc đặt gót chân của bạn trên mặt đất trước rồi đến ngón chân. Điều này sẽ giúp bạn trông tự nhiên hơn khi di chuyển.

Ngăn ngừa mụn nước và nứt nẻ: Vấn đề khi đi giày cao gót nằm ở việc bàn chân tạo ra ma sát giữa giày và da. Điều này làm xuất hiện của những vết phồng rộp hoặc nứt nẻ. Tuy nhiên, một mẹo tuyệt vời để đối phó với những sự cố như vậy là xịt hoặc bôi kem chống ma sát vì chúng tạo ra một loại lớp bảo vệ da. Hoặc bạn cũng có thể dùng lăn khử mùi và thoa lên những vùng da dễ bị ma sát nhất như ngón chân, gót chân và hai bên bàn chân.

Lập kế hoạch cho những ngày đi giày cao gót: Các chuyên gia về giày khuyên rằng chúng ta không nên đi cùng một đôi giày mỗi ngày, dù vì lý do gì đi chăng nữa. Bởi vì đôi chân cần được nghỉ ngơi, điều này cũng áp dụng cho giày cao gót. Do đó, tốt nhất là chọn các loại giày khác nhau trong suốt cả tuần. Bạn thậm chí có thể thay đổi vài lần trong một ngày, điều này cũng rất tốt để giảm bớt áp lực cho đôi chân của bạn.


Để đôi chân di chuyển: Đứng yên khi đi giày cao gót sẽ khiến chân bạn đau hơn so với việc bạn thường xuyên di chuyển. Đó là lý do tại sao nên thỉnh thoảng đi bộ ngắn, cũng như ngồi nghỉ bất cứ khi nào có thể, sẽ giúp bạn thư giãn đôi chân khi đi giày.

Thử đi giày trước: Bạn không nên đi một đôi giày "mới toanh" trong ngày diễn ra sự kiện quan trọng. Trước đó, hãy đi thử đôi giày này trước ít nhất 7 ngày và đi bộ một quãng ngắn quanh nhà. Mẹo nhỏ này có thể giúp đôi giày mới của bạn giãn ra và mềm đi một chút, đồng thời giúp chân bạn thoải mái hơn khi đi nó tại sự kiện.

Tìm giày cao gót phù hợp: Kích cỡ giày có thể thay đổi rất nhiều tùy theo nhãn hiệu, đó là lý do tại sao chúng tôi khuyên bạn nên thử chúng trong cửa hàng trước khi mua một đôi giày cao gót mới. Điều này có nghĩa là, ngoài việc bạn thích chúng và nghĩ rằng chúng trông đẹp với quần áo của bạn, thì phải vừa vặn với đôi chân của bạn. Hãy thử một chiếc giày bằng chân trái, sau đó đi lại để kiểm tra xem chúng có thoải mái không, các ngón chân có bị bó chặt không? Phần gót chân của bạn có trượt ra khỏi giày hay không?. Điều này sẽ ngăn ngừa chấn thương và đau nhức quá mức cho bàn chân của bạn trong tương lai.

Kiểu giày cao gót đế vuông: Giày cao gót đế vuông thoải mái hơn nhiều so với giày gót nhọn. Phần gót rộng thường đi kèm với bệ đỡ phía trước để giữ thăng bằng, giúp bàn chân có độ cong ít rõ rệt hơn và do đó, ít gây áp lực và đau ngón chân hơn. Loại gót này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái ngay cả khi phải đi giày hơn trong nhiều giờ.

Đừng quên miếng đệm: Để thoải mái hơn, một mẹo hay là sử dụng miếng đệm lót ở đầu giày ở phần đầu của các ngón chân. Chúng rất hữu ích để giảm bớt áp lực tạo ra ở khu vực này. Bên cạnh đó, tất chống trượt là một giải pháp tuyệt vời khác bạn có thể thử.


Nuông chiều đôi chân của bạn: Bạn có thể bắt đầu bằng cách thư giãn vùng chân bằng cách massage các ngón chân và lòng bàn chân. Tiếp tục với gót chân theo chuyển động tròn để giải phóng bất kỳ áp lực nào tích tụ trong khu vực này.

Source: ngoisao

Video liên quan về Mẹo Vặt

Cách Tự Làm Đậu Phụ ( Đậu Hũ ) Đơn Giản

Mẹo Hay Với Vỏ Bưởi

Bánh Tráng Trộn Sài Gòn

Ăn Chay Thế Nào Cho Khoẻ?

Ăn Thịt Cá Trắm Chữa Bách Bệnh?