Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Tổng Hợp » Hướng Dẫn Đảm Bảo Vệ Sinh Trong Nhà Bếp
Tác Giả: Collection
Rửa tay trước khi nấu ăn, sử dụng các thớt khác nhau cho những mục đích khác nhau… để đảm bảo vệ sinh nhà bếp cũng như an toàn thực phẩm.

1. Rửa tay

Điều đầu tiên nên làm khi bắt tay vào nấu nướng là rửa tay. Theo các thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại Toronto, Canada, một số lượng lớn những người làm bếp trong cả các bếp thương mại lẫn bếp gia đình đều không nghĩ đến việc rửa tay khi bắt đầu làm bếp.

2. Thay đổi khăn trà và khăn tay

Nên thay khăn trà, khăn lau bát và khăn lau tay trong nhà bếp mỗi ngày. Một trong những nguồn chứa vi khuẩn và gây nhiễm bẩn lớn nhất chính là những chiếc khăn sử dụng trong nhà bếp mà bạn để quên không giặt đến 2-3 tuần.

3. Ngăn chặn nguồn lây nhiễm trung gian

Có lẽ một trong những nguồn lây nhiễm vi khuẩn lớn nhất chính là dùng cùng một cái thớt và một cái dao cho những nguyên liệu thực phẩm khác nhau mà không rửa sạch trước khi sử dụng. Bạn nên chọn mua những loại thớt có màu sắc hoặc hình dáng, kích thước, chất liệu khác nhau để dùng riêng cho từng mục đích: rau, thịt sống hay thực phẩm chín, không nên dùng một cái thớt cho tất cả mọi thứ. Tất cả thớt nên được rửa bằng nước rửa chén bát ngay sau khi bạn kết thúc việc sử dụng. Với những chiếc thớt dùng cho thịt sống, trước hết bạn nên rửa sạch bằng nước lạnh để loại bỏ mỡ, sau đó có thể dùng các loại chà rửa chuyên dụng. Bạn cũng nên rửa sạch dao giữa các lần sử dụng, dù chỉ là thái rau.

4. Làm sạch chậu rửa bát hàng ngày

Sau khi rửa xong bát đĩa, bạn nên rửa sạch chậu rửa và đổ hết rác trong cốc lọc rác đi. Đừng để cả cái bếp sạch bị ảnh hưởng bởi một cái chậu rửa không được dọn dẹp chu đáo.

5. Thường xuyên làm sạch ống hút khói và quạt thông hơi

Đây chính là một trong những nơi đầu tiên mà thanh tra y tế kiểm tra tại các nhà hàng. Những khói, bụi bẩn thoát ra khi bạn nấu ăn và vi khuẩn trong không khí sẽ đeo bám lại ở những chỗ như thế này.

6. Miếng rửa bát đĩa không được dùng cho mục đích khác

Không có gì khiến ta buồn nôn hơn là khi đến nhà một người nào đó và biết họ lấy miếng rửa bát để lau bàn hoặc sàn nhà hay thấy những mảnh rau, xương cá còn dính lại ở miếng rửa bát đĩa đó. Đừng bao giờ dùng khăn rửa bát đĩa cho một mục đích khác. Ngoài ra, hãy làm sạch miếng rửa chén bát một cách thường xuyên.

7. Để những túi đựng thực phẩm trên sàn nhà

Đặc biệt là khi bạn tái sử dụng các túi đựng đồ. Bạn hãy nghĩ về nguồn gốc và lịch sử được sử dụng của những chiếc túi này. Đừng bao giờ để chúng lên kệ bếp nhà bạn.

8. Rã đông thịt trong tủ lạnh

Rất nhiều người mắc sai lầm khi rã đông thực phẩm trên kệ bếp hay trong giá bát. Vào buổi sáng, nhiều người lấy thịt ra khỏi ngăn đá và để ra ngoài. Đến bữa trưa, bên trong thịt vẫn lạnh nhưng bên ngoài có thể đã xuất hiện vi khuẩn. Tốt nhất, bạn hãy lấy nó ra khỏi ngăn đá từ đêm hôm trước và rã đông qua đêm trong tủ lạnh.

9. Không mở tủ lạnh nếu không cần thiết

Mở tủ lạnh không chỉ khiến bạn lãng phí điện mà mỗi khi bạn mở lâu có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển. Do đó không nên mở tủ lạnh nếu không cần thiết. Đừng để cửa tủ vẫn mở khi bạn rót sữa vào ly cà phê hay để cho con bạn không ngừng lựa chọn thức ăn trong tủ lạnh. Nơi làm lạnh luôn luôn cần được lạnh.

10. Thức ăn thừa nên được để riêng

Để thức ăn thừa trên tủ nhà bếp hoặc đổ lại vào xoong nồi vừa dùng để nấu chín nó có thể sản xuất vi khuẩn ở mức đáng báo động. Tốt nhất hãy chờ chúng bớt nóng và bỏ vào một hộp kín, rồi cất vào tủ lạnh. Tốt hơn nữa là hãy chế biến lượng thực phẩm vừa đủ cho mỗi bữa ăn.

11. Vật nuôi trong nhà

Các thanh tra y tế ở Toronto không bao giờ “duyệt Ok” một nhà bếp nào nếu gia đình đó nuôi mèo. Những con vật này có thể sẽ chạy từ thùng rác đến kệ bếp hay nhảy lên bàn ăn. Chưa kể lông mèo, lông chó có thể vung vãi trong nhà bếp. Cũng đừng bao giờ cho chó mèo của bạn liếm lên các đĩa ăn gia đình. Chúng đâu hiểu gì về vệ sinh.

Source: monngonmoingay

Video liên quan về Mẹo Vặt

28 Thủ Thuật Nhà Bếp Bí Mật

27 Mẹo Nấu Nướng Bạn Sẽ Muốn Thử

28 Mẹo Với Trứng Sẽ Khiến Bạn Kinh Ngạc

Mẹo Chiên Lạp Xưởng Mềm Ngon

Bí Quyết Làm Heo Quay Cấp Tốc Của Người Hoa Để Cả Ngày Vẫn Giòn Rụm Dễ Thành Công