Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Chữa Bệnh » Chữa Cao Huyết Áp Và Bệnh Trĩ Với Trái Hồng
Tác Giả: Collection
Hồng là loại cây ăn trái được nhiều người ưa chuộng. Hồng tính hàn, vị ngọt chát, trong trái hồng có tới 0,8% protein, 0,2% lipid, 0,4% các chất khoáng như calci, phosphor, sắt, nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C…

Mặc dù vậy không nên ăn trái hồng quá nhiều, không ăn vào lúc đói, không nên ăn cùng những món có chất chua, phụ nữ lạnh bụng sau sinh không nên ăn.

Các bài thuốc chữa bệnh bằng hồng:

Phấn ở trái hồng (thị sương) có công hiệu thanh nhiệt, nhuận táo, tan đờm giảm ho, là vị thuốc tốt dùng chữa viêm niêm mạc miệng lưỡi, viêm rát họng, ho do phế nhiệt.

Núm cuống trái hồng có tác dụng giáng khí, trị nôn, ợ hơi. Lá hồng chứa chất hoàng đồng cam, có tác dụng hạ huyết áp, cầm máu, diệt khuẩn tiêu viêm, kéo dài tuổi thọ. Uống trà lá hồng lâu ngày sẽ làm cho mạch máu mềm đi, chữa xơ cứng động mạch và trị mất ngủ.

– Nôn ợ, có hơi nóng: núm cuống hồng 3 g, đinh hương 3 g, sắc uống.

– Chữa bệnh trĩ: hồng 3 trái, địa du 9 g, sắc uống, ngày 3 lần.

– Cao huyết áp: lá hồng 10 g, sắc uống thay nước trà, có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa xơ cứng động mạch. Hoặc hồng khô 5 trái cho 400 ml nước vào sắc lỏng, chắt lấy 100 ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày. Uống liên tục 15 – 20 ngày.

– Thổ huyết, ho khạc ra máu: hồng sấy khô, tán bột, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 3 g.

– Viêm da lở loét do lạnh, nóng: vỏ trái hồng 50 g, đốt toàn tính, tán nhỏ, trộn với mỡ heo bôi.

– Chữa nấc, đầy bụng, khó tiêu: núm hồng phơi khô 8 g, đinh hương 8 g, gừng tươi 3 lát, sắc uống, chia nhiều lần uống trong ngày. Nếu chỉ để chữa nấc không, chỉ cần sắc riêng 8 – 10 chiếc núm hồng, chia uống nhiều lần trong ngày.

– Chữa tiểu dầm, tiểu nhiều về đêm: núm hồng khô 10 cái, sắc với 300 ml nước đun còn 50 ml, uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

– Chữa đi ngoài ra máu, táo bón: hồng khô 1 trái, mộc nhĩ 8 g, hai thứ đều xắt nhỏ, cho 300 ml nước vào nấu chín nhừ, ăn mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.

– Chữa tiêu chảy, cao huyết áp: hồng xanh 2 trái xắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố, thêm 150 ml nước, xay nhỏ gạn nước uống ngày 1 – 2 lần. Trường hợp không có máy xay sinh tố, đem hồng giã nát, cho thêm nước vào vắt lấy nước uống, bỏ bã.

– Ho có nhiều đờm: hồng khô 3 trái, cho 300 ml nước sắc còn 100 ml lấy ra cho thêm 50 ml mật ong, chia uống 2 lần trong ngày.

Source: chuabenh

Video liên quan về Mẹo Vặt

7 Công Dụng Thần Thánh Từ Gói Hút Ẩm Bạn Nên Biết

Dạy Cách Làm Món Ăn Cho Người Thiếu Máu

Cách Bổ Dưa Hấu Đẹp Và Đơn Giản

Hô Biến THỊT HEO Thành BÒ KHÔ Giống Đến 99% Trong Tích Tắc

Mẹo Đơn Giản Nhận Biết Trái Cây Bị "ÉP CHÍN"