Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Tổng Hợp » Mẹo Ứng Phó Khi Gặp Rắn
Tác Giả: Collection
Nắm được những kỹ năng ứng phó khi gặp rắn sẽ giúp bạn tránh khỏi những tai họa không đáng có. Hãy tham khảo những mẹo ứng phó khi gặp rắn được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Đừng vội tấn công khi gặp rắn

Thông thường các loài rắn không tự nhiên tấn công con người. Chúng sẽ tấn công khi cảm thấy bản thân bị đe dọa. Gặp rắn, trước tiên hãy nghĩ cách tránh hoặc xua đuổi chúng đi. Bạn có thể dùng cành cây, hoặc những cây gậy có kích thước dài để xua chúng đi xa.

Khi phát hiện có rắn xuất hiện trong khu vực khép kín, mọi người cũng không nên bắt, đuổi hoặc dồn ép rắn mà nên để chúng trườn ra khu vực rộng rãi mới tiến hành đuổi bắt. Khi rắn đã chết cũng không nên cầm hoặc trêu vì đầu rắn đã chết vẫn còn nọc độc.

Khi bị rắn cắn phải làm gì?

Nếu chẳng may bị rắn cắn, bạn cần lưu ý những điều sau:

Xác định do rắn thường hay rắn độc cắn

Quan sát vết thương để xem đó là do rắn thường hay rắn độc cắn. Nếu tại vết cắn thấy cả hai hàm răng với nhiều vết chấm hình vòng cung, không thấy vết răng nanh là rắn lành. Còn nếu tại nơi bị cắn có hai vết răng nanh cách nhau 5mm và một số vết răng nhỏ là rắn độc.

Không cử động để tránh chất độc lan trong cơ thể

Nếu đúng là bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắn chắn thì cần ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần thân thể vì cử động sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể.

Sơ cứu trước khi chuyển đến bệnh viện

Khi bị rắn độc cắn cần tiến hành sơ cứu ngay, trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Mục tiêu là làm chậm sự hấp thu của nọc độc về tuần hoàn hệ thống, bảo vệ tính mạng bệnh nhân, vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất đến cơ sở y tế. Tránh can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ chảy máu thêm.

Tuyệt đối không áp dụng: Ga rô, trích, rạch, trâm, chọc tại chỗ, hút nọc độc, gây điện giật, sử dụng hòn đá chữa rắn cắn, chườm lạnh vết cắn (chườm đá).

Source: vietbao

Video liên quan về Mẹo Vặt

Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Diếp Cá

Cách Làm Giá Đỗ An Toàn Tại Nhà Quên Đi Nỗi Lo Hóa Chất

Gọt Bưởi Siêu Tốc

Mẹo Cắt Hành Tây

MẸO VẶT NẤU ĂN - LÀM MÓN BÒ XÀO BÔNG THIÊN LÝ - NHÀ HÀNG QUÁ NGON