Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Ẩm Thực » Cách Bảo Quản Trứng Gia Cầm Được Lâu Và Mẹo Nhận Biết Trứng Còn “Tươi” Dễ Dàng Nhất
Tác Giả:
Trứng giàu chất dinh dưỡng, chế biến nhanh gọn. Vì thế trứng là nguyên liệu cho các mẹ nội trợ chế biến các món ngon từ trứng rất phong phú và đa dạng. Vậy, làm sao để gia đình mình luôn có trứng để dùng khi cần và bảo quản trứng được lâu ngày? Làm sao để biết trứng còn “tươi” hay không? Cùng mình chia sẻ bài viết cách bảo quản trứng gia cầm được lâu và mẹo nhận biết trứng còn “tươi” dễ dàng nhất sau đây nhé!
Để bảo quản trứng lâu, không bị hư người ta nhúng trứng vào nước vôi trong. Lý do là bởi:
Thứ nhất, nước vôi trong có tính sát trùng, ức chế được vi sinh vật gây hại.
Thứ hai do trứng còn tươi, sau đẻ 1 – 2 ngày, quá trình hô hấp trứng thải CO2, khi gặp môi trường nước vôi trong – Ca(OH)2 sẽ xảy ra phản ứng CaCO3 kết tủa (CO2 + Ca(OH)2—->CaCO3 + H2O), tạo thành lớp vôi bao quanh vỏ trứng. Lớp CaCO3 kết tủa bao phủ, bịt kín các lỗ nhỏ li ti trên vỏ, có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật cũng như ngăn cản sự bốc hơi nước của trứng, đảm bảo sự cân bằng thành phần hoá học của trứng.
Kỹ thuật bảo quản trứng với nước vôi trong (Nguồn: KH & ĐS, số 100 (1818), 16/12/2005, tr 10)
Dùng vôi cục (CaO), tức là vôi sống đem tôi, chú ý không dùng vôi bột. Sau khi vôi tôi, đem vôi khuấy đều sao cho lượng nước vôi đậm đặc (không dùng nước vôi loãng vì pH thấp). Để cho vôi lắng, múc nước trong lên làm dung môi bảo quản.
Bổ sung muối ăn 7% vào lượng nước vôi cần sử dụng, với công thức này độ pH môi trường có thể đạt 9,2 – 10.
Chuẩn bị trứng: Trứng sau khi đẻ 48 giờ, được thu gom về, vệ sinh vỏ ngoài, loại bỏ quả dị hình, dập vỡ, vỏ quá mỏng.
Chuẩn bị thùng gỗ, thùng nhựa, vại sành, bể xi măng… Trứng được xếp vào khay và đổ ngập dung dịch nước vôi đã chuẩn bị nói trên vào bể ngâm bảo quản. Lượng nước dung dịch bảo quản phải ngập cách mặt khay trứng bảo quản 20cm. Khi đổ dung dịch bảo quản vào cần chú ý thao tác nhẹ nhàng để tránh sự xô đẩy làm dập vỡ trứng. Trong thời gian bảo quản nếu dung dịch vơi đi phải bổ sung cho đầy, đảm bảo trứng luôn ngập trong dung dịch với khoảng cách 20cm. Một mét khối dung dịch có thể đảm bảo được 7.000 quả (7 quả/lít dung dịch).
Bảo quản trứng trong môi trường kiềm Ca(OH)2 sau 50 ngày bảo quản trứng vẫn đảm bảo chất lượng. Trong quá trình bảo quản cần tạo điều kiện thoáng mát, tránh mưa nắng ảnh hưởng môi trường bảo quản. Cần định kỳ kiểm tra chất lượng trứng bằng cách lấy mũi dao, nhẹ nhàng làm vỡ trứng trên phiến kính. Theo dõi độ cao của lòng trắng đặc và khả năng định hình của lòng đỏ. Nếu lòng trắng đặc đã vỡ loãng hoặc lòng đỏ đã biến dạng vỡ lẫn trong lòng trắng, chất lượng trứng đã bị hỏng. Nếu cấu tạo trứng vẫn giữ nguyên ba lớp: lòng trắng loãng, lòng trắng đặc ôm sát lòng đỏ, lòng đỏ vẫn giữ nguyên hình, như vậy chất lượng trứng còn tốt.
Còn nếu muốn kiểm tra độ “tươi” của trứng, hãy cho trứng vào nước như hình minh họa trên nhé:

Source: meovatdoisong

Video liên quan về Mẹo Vặt

Cách Đơn Giản Để Cắt Và Gọt Vỏ Thực Phẩm

Cách Sáng Tạo Để Gọt Vỏ Và Cắt Lát Rau Và Trái Cây

Mẹo 2 Phút Làm Sạch Khử Mùi Tanh Mực

Số Liệu Bột Tuyệt Vời Và Công Thức Làm Bánh Ngọt Ngon

Thủ Thuật Nấu Ăn