Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Ẩm Thực » 15 Mẹo Đơn Giản Giúp Bảo Quản Thực Phẩm Hằng Ngày Lâu Hơn
Tác Giả: Anh Phạm (BrightSide)
Thời tiết thay đổi thất thường, lúc oi nóng khi mưa ẩm, khiến hầu hết các loại thực phẩm tươi như rau quả rất nhanh hỏng. Đừng lo lắng! Những mẹo đơn giản hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn thưởng thức những trái nho chín mọng, bơ thơm ngậy cùng nhiều đồ ăn ngon lành khác lâu hơn thông thường.

1. Nho + dây treo

Bình thường, nơi bảo quản nho tốt nhất là ngăn trong cùng của tủ lạnh. Nên chọn mua nho cuối mùa, và giữ làm sao để chúng chạm vào nhau càng ít càng tốt. Bạn có thể trữ nho trong thời gian dài nếu bạn treo chúng trong một căn phòng tối khô ráo và thoáng mát.

2. Táo + giấy gói

Nên chọn táo vừa chín tới và giữ nguyên lớp sáp bên ngoài để giúp bảo vệ táo khỏi nấm mốc. Cẩn thận bọc những quả nguyên lành với giấy xi-măng, không dùng giấy báo. Nếu muốn trữ táo số lượng lớn, bạn có thể trải táo ra và che từng tầng quả với một lớp giấy. Cất chúng ở nơi tối, thoáng mát và cách càng xa khoai tây càng tốt.

3. Dưa hấu + lưới, tro, đất sét, hoặc rơm

Dưa hấu tốt nhất nên được bảo quản trong hầm ở nhiệt độ khoảng 2°C. Nếu không có điều kiện, bọc dưa trong vải, treo trong lưới hoặc đặt trên kệ, nhồi rơm bao xung quanh. Bọc dưa hấu bằng đất sét hoặc sáp, hay đặt trong thùng đựng tro cũng là 1 cách. Dưa hấu bảo quản được lâu hơn trong bóng tối, trên đệm mềm, thỉnh thoảng lật qua lại.

4. Mơ + khay đựng trứng

Mơ có thể giữ được lâu nhất là những quả chưa chín tới, không có vết dập hỏng nào. Nếu muốn trữ số lượng lớn, gói từng quả trong giấy nến và xếp vào hộp. Bạn cũng có thể sử dụng các khay sạch có chia ngăn như khay trứng. Mơ chín ở nhiệt độ 10-15°C. Sau khi chín, bọc mơ trong túi giấy rồi cất vào tủ lạnh

5. Các loại quả mọng + giấm + nước

Hòa giấm táo và nước với tỉ lệ 1:10. Rửa các loại quả mọng như dâu tây, việt quất trong dung dịch này, để ráo nước rồi đặt vào bát có lót giấy, để trong tủ lạnh. Dung dịch rất loãng nên sẽ không có vị giấm mà dâu vẫn có thể bảo quản được lâu.


6. Hành lá + chai + tủ đá

Một cách đơn giản để bảo quản hành lá là rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ và cất trong chai nhựa. Hành cần để thật khô ráo trước khi cho vào tủ đá. Nếu làm đúng, bạn có thể bảo quản hành lá theo cách này tới nửa năm.

7. Cà chua + cuống quay lên trên

Khi cà chua còn xanh, úp phần cuống xuống và xếp chúng vào túi giấy hoặc trong hộp, để ở nơi thoáng mát cho đến khi chúng chín đỏ. Nếu có trái cây (như chuối) gần đó, chất ethylene (C2H4) sẽ thúc đẩy cà chua chín nhanh hơn. Cà chua chín nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng với phần cuống quay lên trên, tốt nhất là không để cà chua chạm vào nhau.

8. Rau xanh + nước + túi bóng (túi nilon)

Dễ dàng bảo quản rau xanh như mùi, cải bằng cách nhúng phần rễ ngập trong một bát nước và bọc túi nilon lên trên, đặt ở nơi thoáng mát.

9. Cần tây, súp lơ, xà lách + giấy bạc

Cực kỳ đơn giản: chỉ cần bọc hoàn toàn cần tây, súp lơ hoặc rau xà lách trong giấy thiếc. Chúng sẽ được giữ tươi trong 2-3 tuần, thậm chí lâu hơn.

10. Nấm + hộp kín, bát tô hoặc túi giấy

Rửa nấm thật nhanh vì chúng rất hút nước. Đặt nấm trên khăn giấy, cắt bỏ các phần bị hư hỏng. Thấm khô nấm, đặt vào túi giấy, hộp gỗ, hoặc bát có lót khăn ăn rồi cất vào tủ lạnh.

11. Gừng + giấy nến/nước lọc

Giữ gừng trong tủ đá có thể giữ nguyên hương vị nhưng giảm chất lượng. Nếu muốn giữ gừng tươi trong thời gian dài, hãy phơi khô qua dưới ánh sáng mặt trời, sau đó bọc kín trong giấy nến và để chỗ tối, thoáng mát. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm gừng trong nước đun sôi để nguội và cất trong tủ lạnh.

12. Cá + ướp đá

Không nên bỏ cá vào túi nilon khi cá còn sống, trước hết hãy sơ chế và đánh vảy. Tủ lạnh bình thường không thể giữ cá tươi, hãy cho cá vào thùng đá, chúng sẽ được bảo quản nguyên vẹn tới 2-3 ngày.

13. Thịt + rau thơm

Không cần tủ lạnh, bạn có thể giữ thịt tươi 4-6 ngày bằng cách đắp lá ngải cứu (hoặc lá chùm ngây, lá tầm ma) xung quanh miếng thịt, quấn thêm một miếng vải đã ngâm giấm, và để trong chảo hoặc hộp gỗ. Đậy nắp chặt và chôn xuống đất (độ sâu khoảng 20cm). Rửa sạch thịt bằng nước trước khi nấu. Nếu có tủ đá, hãy bọc thịt trong giấy bạc rồi bỏ vào.

14. Bơ + lò nướng

Phương pháp lâu đời này cho phép bơ giữ được tới 1-3 năm. Cho bơ vào các bình khử trùng. Nướng bơ trong lò ( 110°C) trong 15-20 phút. Thêm bơ vào lọ, vặn nắp và nướng thêm 45 phút nữa trong lò. Đợi lọ bơ nguội rồi cất lên kệ.

15. Phô mai + giấy nến

Tốt nhất, nên bọc phô mai trong giấy nến rồi giữ trong bát sứ bát thủy tinh, hoặc một hộp nhựa không đậy kín nắp. Giữ phô mai ở những ngăn ít lạnh hơn trong tủ lạnh. Bạn cũng có thể bảo quản phô mai bằng cách bào nhỏ, cho vào túi zip kín miệng và giữ trong ngăn đá.

Source: 24h

Video liên quan về Mẹo Vặt

16 Món Đồ Thông Dụng Mà Bạn Vẫn Thường Sử Dụng Sai Cách

Chè Gấc

Mẹo Thái Bông Cải Xanh (Súp Lơ) Chuẩn Nhà Hàng

10 Mẹo Vặt Nhà Bếp

Vỏ Bánh Pizza Không Cần Men Bột Mì Vô Cùng Nhanh