Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Chữa Bệnh » Những Mẹo Vặt Tự Kiểm Tra Bệnh Nguy Hiểm Chỉ Trong 1 Phút
Tác Giả: Sưu Tầm
Bóp chặt đầu ngón tay, kéo căng cơ mông, nắm chặt tay thành nắm đấm... là những mẹo nhỏ dễ làm giúp bạn kiểm tra sức khỏe hiệu quả.

Một số mẹo nhỏ dưới đây cần rất ít thời gian nhưng vẫn có thể giúp bạn tự kiểm tra sức khỏe hiệu quả.

Bóp chặt đầu ngón tay


Dùng ngón tay cái và ngón trỏ phải bóp chặt các ngón tay bên trái. Bắt đầu với ngón tay cái và giữ 3-5 giây, lặp lại tương tự các ngón tay khác. Sau khi thả tay ra, máu sẽ ùa về trong 2 giây. Nếu cảm thấy điều đó, cơ thể bạn đang có đủ lưu lượng máu.

Các ngón tay được kết nối chặt chẽ với các cơ quan nội tạng. Nếu bài kiểm tra trên gây đau đớn, bạn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe. Đau ở ngón tay cái có thể là dấu hiệu không tốt về phổi; ngón trỏ liên kết chặt chẽ với ruột già, bạn có thể gặp vấn đề về rối loạn đại tràng và táo bón. Ngón giữa và ngón áp út là các vấn đề về tim, ngón tay út cho thấy bạn có vấn đề ở ruột non.

Nắm chặt tay thành nắm đấm


Nắm chặt tay là mẹo vặt tự kiểm tra sức khỏe chỉ trong 1 phút

Nắm và giữ bàn tay của bạn. Sau 30 giây, mở ra sẽ thấy lòng bàn tay chuyển sang màu trắng. Khi nắm tay, các mạch máu bị ép lại, hạn chế lưu lượng máu đến tay. Sau khi thả lỏng bàn tay, máu ùa về, chứng tỏ các mạch máu cơ thể đang hoạt động tốt và bạn khỏe mạnh. Ngược lại, nếu phải mất nhiều thời gian để lòng bàn tay trở lại màu đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch.

Kéo căng cơ mông


Nằm úp mặt xuống, đặt hai cánh tay bên hông. Giữ chân trái thẳng và từ từ nâng chân phải lên. Cong đầu gối, giữ trong 30 giây.

Làm động tác này thành công, cơ thể bạn khỏe mạnh. Nhưng nếu bài kiểm tra gây đau đớn, bạn có thể gặp vấn đề với gluteus maximus - nhóm cơ mông và là một trong những cơ bắp mạnh nhất của cơ thể.

Kiểm tra bệnh tim và phổi


Đặt ngón cái và ngón trỏ thành hình chữ J lộn ngược, cố gắng đặt hai móng tay của hai ngón trỏ chạm vào nhau. Lúc này bạn có thấy một khoảng trống nhỏ giữa hai móng không?

Nếu thấy điều này chứng tỏ tim mạch của bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Còn nếu không có khoảng trống, chứng tỏ ngón tay của bạn đã dày hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc máu không được cung cấp đủ oxy. Thiếu oxy có thể được gây ra bởi nhiều lý do như bệnh tim mạch, các vấn đề về phổi và đường tiêu hóa.

Kiểm tra nguy cơ đột quỵ và mất trí nhớ


Nâng một chân của bạn lên sao cho đùi song song với sàn, phần đùi và cẳng chân vuông góc với nhau. Nếu bạn có thể đứng trong tư thế này từ 20 phút trở lên, điều đó có nghĩa là bạn ít có rủi ro bị đột quỵ hoặc phát triển chứng mất trí nhớ.

Ngược lại, nếu bạn gặp khó khăn trong việc duy trì thăng bằng trên một chân, có thể bạn đã gặp vấn đề với các mạch máu não.

Kiểm tra hội chứng ống cổ tay


Hội chứng ống cổ tay là vấn đề dễ gặp ở các nhân viên văn phòng, nghệ sĩ và những vận động viên đua xe đạp. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm tra xem liệu mình có mắc phải căn bệnh này không bằng cách đơn giản.

Nâng hai tay lên để cẳng tay song song với khuôn mặt của bạn. Cố gắng để các đầu ngón tay chạm vào lòng bàn tay. Nếu bạn có thể làm điều này trong 1-2 phút, bạn vẫn ổn. Nhưng nếu bạn bị ngứa ran, tê hoặc đau ở cổ tay hoặc ngón tay, đây có thể là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay.

Hội chứng ống cổ tay xuất hiện khi các mô lân cận đè vào dây thần kinh giữa. Cơn đau và tê sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị đúng cách.

Kiểm tra nguy cơ bị bệnh tiểu đường


Bạn có thể nhờ một người lấy một cây bút chì với một đầu có gắn cục tẩy liên tục chạm vào bàn chân và ngón chân của bạn bằng đầu bút chì hoặc cục tẩy.

Nếu bạn không hoàn toàn cảm nhận được sự động chạm này, điều đó có nghĩa là các đầu dây thần kinh trên bàn chân của bạn không hoạt động đúng. Độ nhạy cảm thấp có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường.

Source: doisongvietnam

Video liên quan về Mẹo Vặt

Cách Muối Dưa Cải Ngon - Không Bị Váng

Ăn 1 Bắp Ngô Mỗi Buổi Sáng Liên Tục Trong Vòng 1 Tuần, Điều Kỳ Diệu Gì Sẽ Xảy Ra?

Món Thăn Lợn Cuốn Chả Cốm Chiên

Cách Vệ Sinh Bình Uống Nước Cho Bé

5 Tác Dụng Không Ngờ Của Nước Vo Gạo