Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Tổng Hợp » Kinh Ngạc Với Những Mẹo Vặt Chữa Khô Miệng Tại Nhà
Tác Giả: Sưu Tầm
Dưới đây là một số mẹo vặt chữa khô miệng hiệu quả, nhanh chóng giúp bạn loại bỏ các triệu chứng của một số rối loạn tiềm ẩn về sức khỏe hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Khô miệng là hiện tượng nhiều người gặp phải. Tình trạng này xảy ra khi lượng nước bọt trong miệng giảm sút một cách đột ngột. Lúc này bạn sẽ có cảm giác môi nứt nẻ, cổ họng khô, hơi thở hôi, nước bọt đặc dính… Đồng thời thường xuyên cảm thấy khát nước, vị giác với các món ăn có thay đổi chút ít… Khi tình trạng này kéo dài gây khó khăn cho việc ăn uống, khiến sức khỏe giảm sút. Vì vậy, khi thấy bản thân xuất hiện những hiện tượng trên thì bạn hãy sớm áp dụng những mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà sau đây nhé!


Làm thế nào để hết khô miệng?

Bạn không nên chủ quan với hiện tượng khô miệng. Không chỉ đơn giản là cảm giác khát nước hay khó chịu, hiện tượng này còn có thể là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm, do chức năng duy trì độ ẩm trong miệng có vấn đề.

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa khô miệng tại nhà để giải quyết tình trạng này hiệu quả, kích thích tuyến nước bọt, giúp cho miệng và cổ họng trở nên dễ chịu hơn.

Uống đủ nước trong ngày

Nhiều chuyên gia y tế đã chứng minh được rằng, để giữ cho miệng luôn đủ độ ẩm và các cơ quan hoạt động trơn tru thì chúng ta cần bổ sung lượng nước theo đúng thể trạng. Một người bình thường mỗi ngày trung bình cần 40ml nước/1kg cân nặng. Nếu bạn nặng 50kg thì mỗi ngày cần bổ sung 2 lít nước cho cơ thể.

Theo đó, bạn nên uống nước trước khi ăn sáng 30 phút. Bởi khi vừa ngủ dậy qua một đêm dài cơ thể cần bù đắp nước. Hơn nữa, việc uống một ly nước trước khi ăn sáng còn giúp làm sạch đường ruột và ăn sáng ngon hơn.

Khi bị khô miệng hãy uống nhiều nước

Đặc biệt, để không bị khô miệng, sau khi vận động nhiều bạn cần bổ sung nước lập tức cho cơ thể. Vừa làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, vừa giúp cho các khớp hoạt động trơn tru.

Bên cạnh đó, bạn cần uống nước trước khi ngủ 30 phút. Uống một ly nước ấm trước khi ngủ, giúp cho bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn. Thói quen tốt này còn giúp bạn phòng chống nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu.

Nhai kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su cũng là một phương pháp tuyệt vời giúp chữa khỏi tình trạng khô miệng. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh được, khi nhai kẹo cao su, nước bọt được kích thích tiết ra cao gấp 10 lần so với bình thường.

Lượng nước bọt được tiết ra có tác dụng chống khô miệng và tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng và sâu răng do vi khuẩn gây ra.

Ngoài ra, việc nhai keo cao su giúp tăng sự tiết nước bọt để trung hòa lượng axit trong thực quản. Điều này giúp làm giảm chứng trào ngược axit và các triệu chứng ợ nóng khác.

Nhai kẹo cao su tốt cho việc trị bệnh khô miệng

Tuy nhiên, mỗi ngày bạn không nên nhai kẹo cao su quá nhiều lần hay nhai trong thời gian lâu. Khi nhai nhiều và lâu có thể gây ra nhiều tác hại như đau hàm, nhức đầu, đau dạ dày, sâu răng… Vì vậy, bạn chỉ nên nhai kẹo cao su không đường, 2-3 lần/ngày là đủ. Nhai trong khoảng 10 phút/lần là được.

Sử dụng một số loại dược phẩm hỗ trợ

Bên cạnh việc uống nhiều nước, nhai kẹo cao su, bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ như nước bọt nhân tạo làm ẩm miệng của bạn. Những sản phẩm này thường ở dạng gel hoặc xịt. Bạn có thể sử dụng bất cứ khi nào cảm thấy khô miệng. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể và chọn được sản phẩm hỗ trợ phù hợp với tình trạng của mình.

Thay đổi sản phẩm đánh răng phù hợp với tình trạng răng miệng

Một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng khô miệng trở nên trầm trọng hơn chính là do sử dụng loại kem đánh răng không phù hợp. Phần lớn các loại kem đánh răng đều có độ tẩy cao để đánh bật vi khuẩn. Điều này khiến cho miệng mất nước, trở nên khô hơn.

Chính vì vậy, bạn hãy thử thay đổi loại kem đánh răng. Chuyển sang dùng thử loại kem đánh răng dành riêng cho người khô miệng, để ít gây kích ứng. Những loại đánh răng này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Vì vậy bạn hãy hỏi ý kiến nha sĩ của mình về loại kem đánh răng phù hợp.

Thay đổi sang kem đánh răng phù hợp

Hạn chế ăn các thực phẩm làm khô miệng

Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cũng hãy chú ý hơn đến các thực phẩm nạp vào. Những thực phẩm giòn, nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên hoặc bỏng ngô… thì hạn chế ăn. Bởi những thực phẩm này khiến cho miệng của bạn khô hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy hạn chế uống rượu hoặc cà phê. Vì rượu có hại cho sức khỏe, khiến cơ thể mất khá nhiều nước. Cà phê cũng như vậy. Nếu công việc bắt buộc phải tiếp khách, uống rượu, bia, cà phê thì bạn hãy tiêu thụ có chừng mực vì chúng có tính chất lợi tiểu và khiến cơ thể mất nhiều nước hơn.

Thay vào đó hãy ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều nước như trái cây có thể giữ độ ẩm cần thiết cho miệng của bạn. Táo, mận, cam, dứa, dưa lưới… là những loại trái cây chứa nhiều nước, cung cấp nhiều dưỡng chất như vitamin B, A, C... tốt cho sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa viêm nướu, chảy máu và mất răng.

Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ gây nên khô miệng

Bạn cũng hãy thêm rau mùi tây vào bữa ăn trong khi nấu. Loại rau này có chất làm ngọt tự nhiên, chứa nhiều vitamin A và C, Canxi và sắt, tốt cho răng miệng. Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng khô miệng bạn hãy ăn thật nhiều những loại trái cây và rau này nhé!

Nếu đã thử hết tất cả các biện pháp ở trên mà không khỏi thì bạn nên đi khám nha khoa. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa trị phù hợp. Với trường hợp khô miệng do sỏi tuyến nước bọt gây tắc nghẹt thì phải phẫu thuật.

Cách phòng ngừa tình trạng khô miệng

Khô miệng không chỉ do việc ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày gây ra. Đôi khi hiện tượng này xuất hiện là do một số căn bệnh như HIV/AIDS, tiểu đường, bệnh của tuyến nước miếng… gây nên. Vì vậy, muốn ngăn ngừa được bệnh khô miệng một cách tốt nhất, bạn cần xây dựng lại chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

Bạn hãy chắc chắn đánh răng 2 lần/ngày. Luôn làm sạch răng bằng chỉ nha khoa. Việc này sẽ làm giảm thiểu vi khuẩn trong miệng gây ra các vấn đề nha khoa và bệnh nguy hiểm khác. Góp phần làm giảm được tình trạng khô miệng. Đồng thời, bạn cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.

Cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ

Việc khám sức khỏe định kỳ rất là quan trọng, giúp bạn sớm phát hiện ra được những căn bệnh nguy hiểm gây nên tình trạng khô miệng. Bác sĩ sẽ khai thác những thông tin liên quan chứng khô miệng. Hỏi rất kỹ về thời gian, tần số và mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt, bác sĩ sẽ chẩn đoán được chứng khô miệng có liên quan đến các bộ phận khác (mắt, mũi, họng, da, âm đạo) hay không? Từ đây giúp bạn tránh được các biến chứng khi bệnh chuyển nặng và những biến chứng không đáng có của bệnh khô miệng.

Hơn nữa, thông qua việc khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ được tư vấn kỹ hơn về chế độ chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt tốt, giúp bạn cải thiện được chất lượng cuộc sống, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn.

Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh khô miệng. Cũng như biết được một số mẹo vặt chữa khô miệng, áp dụng sớm để đảm bảo tuyến nước bọt hoạt động bình thường, có sức khỏe răng miệng tốt.

Source: khoinghieptre

Video liên quan về Mẹo Vặt

Cách Ăn Lựu Thông Minh

Cách Làm Muối Ớt Xanh Thơm Ngon Chấm Hải Sản, Đồ Nướng

Cách Làm Kẹo Dẻo Nhiều Màu Sắc Đơn Giản Cho Bé

Những Công Dụng Bất Ngờ Của Quả Ớt

Học Cắt Tỉa Con Tôm Từ Cà Rốt