Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Ẩm Thực » 18 Mẹo Bảo Quản Rau Củ Cực Hữu Ích
Tác Giả: Sưu Tầm
Bảo quản rau củ quả tươi lâu mà không biến chất, mất mùi luôn khiến các bà nội trợ phải đau đầu. Một số mẹo nhỏ dưới đây phần nào có thể giúp bạn.

1. Bảo quản hành lá xắt nhỏ trong chai nhựa

Nhiều lúc, bạn không dùng hết số hành đã thái sẵn, bảo quản trong túi nilon thông thường có thể làm hành bị nát và mất mùi. Giải pháp tốt nhất là trữ hành trong một chai nhựa cũ. Hành sẽ tươi và giữ mùi được lâu hơn. Chú ý để hành thật khô trước khi cho vào chai.

2.Muốn xà lách tươi lâu, hãy dùng khăn giấy

Một tấm khăn giấy cùng màng bọc thực phẩm sẽ giúp rau xà lách của bạn tươi lâu đến cả tuần mà không hề có dấu hiệu héo hay nát.

3. Bảo quản hành tây bằng tất da chân

Những đôi tất da chân cũ hỏng có thể tận dụng để bảo quản hành tây tươi lâu tới 8 tháng. Buộc từng củ hành tây theo từng đoạn riêng biệt và treo chúng lên cao như thế này nhé.

4. Mẹo bảo quản cà chua

Không để cà chua trong túi nhựa, ethylene bị mắc kẹt trong túi sẽ làm cà chua chín nhanh hơn. Cà chua còn xanh nên đặt trong thùng các tông, để phần núm quả chúc xuống và để nơi thoáng mát để quả chín tự nhiên.

Cà chua không nên bảo quản trong tủ lạnh. Nếu quả quá chín có thể đặt tạm thời trong tủ và dùng hết trong thời gian ngắn và làm mát tự nhiên trước khi sử dụng.

5. Bảo quản nấm trong túi giấy

Túi nilon, túi nhựa kín khí dễ làm nấm bị mốc. Bảo quản nấm tốt nhất nên đặt trong túi giấy và để nơi thoáng mát.

6. Mẹo giúp chuối tươi lâu hơn

Dùng màng bọc thực phẩm cuốn chặt phần cuống của nải chuối, cách này có thể giúp chuối tươi lâu hơn từ 3-5 ngày. Chuối cũng tạo ra khí ethelyne nhiều hơn bất cứ trái cây nào khác nên không nên bảo quản chuối chung với các loại hoa quả khác nếu không muốn chúng quá nhanh chín.

7. Nho khô nên bảo quản trong bình thủy tinh


Một chiếc bình thủy tinh sạch có nắp kín sẽ giúp nho sấy luôn khô ráo đồng thời giúp bạn dễ dàng quan sát tình trạng của thực phẩm.

8. Mẹo bảo quản các loại hạt

Các loại hạt khi được rang chín không những có hương vị thơm ngon hơn còn có thể bảo quản lâu hơn.

9. Bảo quản hoa quả đã cắt gọt trong lọ đựng mứt

Một chiếc lọ thủy tinh đựng mứt thành dày, nắp kín sẽ giúp hoa quả đã cắt gọt không bị nát và mất mùi, giữ được lâu hơn cách bảo quản thông thường ít nhất 3-5 ngày.

10. Giữ gừng trong ngăn đá

Cách làm này vừa giúp gừng tươi lâu, vừa dễ dàng loại bỏ vỏ gừng khi đem ra sử dụng.

11. Mẹo bảo quản rau gia vị

Cần tây, bông cải xanh, rau diếp trước khi trữ trong tủ lạnh nên bọc một lớp giấy bạc. Rau sẽ không bị giập nát đồng thời giữ nguyên hương vị.

12. Giữ trứng trên kệ

Ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh, trứng cũng nên được đặt cách biệt và dựng thẳng đứng trong kệ trứng. Trứng được lưu trữ theo cách này sẽ tươi lâu hơn ít nhất 4 tuần so với đặt trong túi nhựa.

Vị trí cánh cửa tủ lạnh thường có sẵn khay giữ trứng nhưng đó lại không phải là điểm thích hợp để đặt trứng. Bảo quản trứng tốt nhất là ở ngăn mát cùng sữa, phô mai... ở khoang giữa tủ.

13. Nước cam giữ hương vị cho đào đông lạnh

Nước cam rất hiệu quả trong việc giữ mùi vị cho đào đông lạnh. Chỉ cần cắt đôi quả đào, bỏ hạt rồi ngâm trong nước cam trước khi làm đông là bạn sẽ không cần lo lắng về mùi vị sau khi rã đông của chúng.

14. Thảo mộc tươi có thể bảo quản bằng dầu ô liu

Các loại thảo mộc tươi có thể ngâm trong dầu ô liu rồi làm đông lạnh. Khi dùng chỉ cần lấy các viên dầu cùng thảo mộc theo định lượng để sử dụng.

15. Không trữ hành cùng với khoai tây

Hành và khoai tây để cùng nhau khiến cả hai hỏng nhanh hơn. Chúng nên được bảo quản riêng biệt ở nơi thoáng mát.

16. Tái sử dụng chai nhựa cho bảo quản thực phẩm

Những chiếc nắp chai cũ có hiệu quả bất ngờ trong việc bảo quản các gia vị.

17. Nơi bảo quản sữa trong tủ lạnh

Sữa nên đặt ở khoang giữa tủ chứ không phải cánh cửa tủ lạnh vì đây là nơi có nhiệt độ ổn định nhất. Sữa khi mở nắp cần luôn bảo quản trong nhiệt độ lạnh để tránh quá trình lên men.

18. Thường xuyên làm sạch tủ lạnh

Bất cứ một thực phẩm nào bị hỏng đặt trong tủ cũng khiến việc bảo quản các thực phẩm khác bị ảnh hưởng. Kiểm tra thực phẩm cũ, khử trùng tủ lạnh thường xuyên là việc bất kì bà nội trợ nào cũng cần lưu ý.

Source: ngoisao

Video liên quan về Mẹo Vặt

Hai Cách Bảo Quản-Hoa Bụp Giấm Để Đông Lạnh Và Nấu Nước Để Dùng Dần

Mẹo Bảo Quản Chanh

Mẹo Làm Sạch Ruột Heo Nhanh Hết Hôi

Cách Sơ Chế Măng Tươi Đúng Cách Khử Đắng

31 Công Thức Đồ Ngọt Dễ Thương Cho Cả Gia Đình