Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Tổng Hợp » 4 Cách Loại Bỏ Hết Mốc Trên Đũa Gỗ Và Mẹo X̠Ử Lý Lúc Mua Về Để Đũa Không Bị Mốc Khi Sử Dụng Lâu Dài
Tác Giả: Sưu Tầm

Chiếc đũa mà bạn đang sử dụng có thể làm từ nhiều loại gỗ khác nhau như gỗ dừa, gỗ tre, trúc,… thậm chí là những đũa gỗ cao cấp từ gỗ chất lượng cao (gỗ mun, gỗ trắc,…). Dù sử dụng loại đũa gỗ nào thì bạn cũng nên biết thêm nhiều mẹo hay để bảo quản đũa gỗ không bị mốc nhé!

1. Xử lý đũa gỗ lần đầu mua về

Khi mới mua về, những chiếc đũa gỗ cần được rửa sạch với nước muối ấm được pha loãng. Sau đó, bạn đem chúng rải đều trên mâm, phơi dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi khô ráo thì đem cất hoặc sử dụng.

2. Lau sạch đũa gỗ trước khi dùng

Trước khi sử dụng đũa gỗ để ăn uống, bạn cần dùng khăn khô để lau chúng. Bởi vì nếu đũa gỗ còn ẩm ướt khi tiếp xύc với thức ăn nóng, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển ẩn mình trên đũa gỗ.

3. Ưu tiên chọn nước rửa chén thiên nhiên

Nhiều người trong chúng ta rất khoái ngâm đũa gỗ vào trong nước rửa chén cùng với chén bát, chảo, nồi trước khi tiến hành rửa đũa.

Bạn có biết? Nước rửa chén chứa rất nhiều hóa chất, trong đó nhiều nhất là hóa chất chứa gốc Phốt phát – đây là loại thức ăn “yêu thích” của bọn nấm móc.

Do đó, dù bạn có rửa sạch và đem phơi khô đũa thì những chiếc đũa gỗ của bạn vẫn bị mốc sau một khoảng thời gian sử dụng. Vì thế, bạn nên ưu tiên chọn và sử dụng nước rửa chén được làm từ thiên nhiên hoặc sử dụng quả bồ hòn nhé!

4. Rửa đũa gỗ ngay sau khi sử dụng

Sau khi phục vụ bữa ăn, những chiếc đũa gỗ của bạn cần được rửa sạch ngay sau đó. Nếu không! Thức ăn dính trên đũa gỗ gặp điều kiện thời tiết nồm ẩm sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển.

Không ít gia đình hiện nay có thói quen: ngâm nồi niêu, xoong chảo, chén bát (có luôn cả đũa gỗ) vào nước, đợi vài chục phút sau mới tiến hành rửa bát. Trong nước, bao nhiêu dầu mỡ và thức ăn thừa hòa lẫn, khi đũa gỗ vô tình ngâm trong đó, vi khuẩn trong nước sẽ có được thời cơ xâm nhập tuyệt hảo vào thân gỗ. Điều này khiến đũa gỗ bạn nhanh bị mốc hơn!

5. Không ngâm đũa gỗ quá lâu trong nước

Đũa gỗ sẽ dễ bị mục nếu bạn ngâm đũa quá lâu trong nước. Hãy chú ý!

6. Không chà, cọ xát mạnh vào thân đũa gỗ

Thói quen rửa quá kĩ của một số người lại gây tai hại, nhất là việc chà cọ xát mạnh vào thân đũa gỗ. Khi sử dụng vật liệu rửa quá cứng và tác động quá lớn – lúc chà cọ, bạn sẽ làm xước trên thân đũa gỗ. Những đường rãnh nhỏ ấy là nơi trú ngụ tuyệt vời cho các vi khuẩn.

7. Phơi đũa gỗ ngoài nắng thường xuyên

Sau khi đũa gỗ được làm sạch, bạn hãy đặt chúng trên rổ rá và phơi dưới nắng mặt trời. hoặc nếu mặt trời ảm đạm, bạn đặt những chiếc đũa gỗ ấy ở những nơi thoáng mát, tốt nhất là nên hơ đũa qua lửa.

8. Vệ sinh thường xuyên đồ đựng đũa

Mỗi nhà đều có dụng cụ đựng đũa chuyên biệt. Hãy vệ sinh thường xuyên những đồ dụng chứa đũa gỗ, ít nhất là phải có lỗ để róc nước.

Source: ngoisao

Video liên quan về Mẹo Vặt

5 Thói Quen Khi Nấu Nướng Có Thể Làm Cả Nhà Bị "Ung Thư"

Hướng Dẫn Cách Nấu BỮA CƠM NGON ĐẦY ĐỦ DINH DƯỠNG

34 Công Thức Chế Biến Đồ Ngọt Tan Chảy Trong Miệng

5 Phút Làm KEM TƯƠI Đơn Giản Tại Nhà Không Dùng Điện

Cách Kho Cá Ngon Bằng Niêu Đất Đơn Giản Khó Cưỡng