Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Tổng Hợp » 9 Mẹo Đơn Giản Giúp Dạy Con Cư Xử Đúng Mực
Tác Giả: Sưu Tầm
Hiểu được nguyên nhân gây ra hành vi của trẻ, bạn có thể tìm cách xoa dịu cảm xúc và cùng trẻ học cách giải quyết vấn đề.

Trẻ thường bướng bỉnh hoặc cư xử không phải phép vì nhiều lý do, nhưng lý do phổ biến nhất là chúng cảm thấy buồn chán. Nếu người lớn chiều theo đòi hỏi của trẻ lúc này để “dẹp loạn”, trẻ sẽ nghĩ hành vi của mình có tác dụng và càng được đà lấn tới.

Dưới đây là 9 mẹo giúp ngăn chặn sự bướng bỉnh của trẻ, giúp hành trình làm cha mẹ trở nên dễ dàng hơn một chút.


1. Chỉ cho trẻ cách tiếp cận tình huống bình tĩnh hơn



Trẻ thường thích bắt chước bố mẹ, do đó chúng ta nên làm gương cho chúng về hành vi bằng cách dạy chúng bình tĩnh trước mọi tình huống. Nếu trẻ làm ầm ĩ và bạn bắt đầu la mắng, chúng sẽ dần xem cách cư xử này là bình thường. Thay vào đó, hãy chỉ cho chúng một cách khác để gọi tên cảm xúc và đối phó với cảm xúc của mình.


2. Đưa ra lựa chọn để trẻ quyết định điều muốn làm



Phó giáo sư Angie T. Cranor, chuyên nghiên cứu về gia đình và phát triển con người, cho biết việc trao quyền lựa chọn sẽ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu được kiểm soát. Vì vậy, nếu trẻ cần phải thu dọn đồ chơi và đi đánh răng, bạn nên hỏi trẻ muốn làm việc nào trước.


3. Mang theo đồ ăn vặt khi ra ngoài



Trong một số trường hợp, trẻ tỏ thái độ khó chịu hoặc cư xử không đúng mực do bị đói. Do vậy, khi cùng con ra ngoài, bố mẹ nên mang theo đồ ăn nhẹ trong túi để sử dụng khi cần thiết, tránh các cơn giận dữ bùng nổ và giữ cho trẻ ở trạng thái vui vẻ.


4. Giúp trẻ nhận thức kết quả xấu có thể xảy ra



Khi trẻ hỏi bố mẹ tại sao chúng không nên làm điều gì đó, “ Bởi vì bố/mẹ nói thế ” không phải là lý do chính đáng để đưa ra. Hãy cố gắng giao tiếp với con nhiều nhất có thể, giải thích cho con điều gì có thể xảy ra nếu con cư xử không đúng mực và tại sao chúng không nên làm một số việc nhất định.

Bố mẹ hãy để trẻ nhận thức được những hậu quả tự nhiên mà hành động của mình có thể gây ra, để chúng học hỏi dần và đưa ra quyết định tốt hơn cho bản thân về sau.


5. Giúp trẻ hình thành thói quen tốt và trao thưởng



Bạn có thể rèn luyện cho trẻ thói quen không xem TV sau một giờ nhất định, đánh răng đều đặn, đi ngủ đúng giờ…

Bằng cách theo dõi và đánh dấu hàng ngày lên một tấm bảng, trẻ sẽ được khuyến khích thực hiện liên tục trong 1 tuần, 2 tuần hay cả tháng, sau đó có thể chọn một phần thưởng trong danh sách khi hoàn thành.


6. Đưa ra hậu quả hợp lý cho việc phá vỡ quy tắc



Hậu quả nên được thiết lập logic với hành vi sai trái cụ thể. Ví dụ, nếu trẻ không muốn ăn rau xanh, bạn sẽ không để chúng được dùng món tráng miệng. Nếu trẻ không muốn thu dọn đồ chơi, bạn sẽ không cho chúng tiếp tục chơi với những món đồ đó trong thời gian còn lại của ngày.

Hãy tránh đặt ra những hậu quả không hợp lý, chẳng hạn như bắt trẻ đi dọn dẹp nhà vệ sinh nếu không ăn hết suất của mình.


7. Chuyển hướng sự chú ý của trẻ



Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đôi khi trẻ có thể cư xử không đúng mực vì chúng buồn chán hoặc không biết làm cách nào sẽ tốt hơn. Do đó, bạn có thể tìm cho chúng một việc gì đó để giải trí hoặc hướng sự tập trung vào đó.


8. Cố gắng hỏi ý kiến và cách giải quyết vấn đề của trẻ



Hãy hỏi xem trẻ đang gặp vấn đề gì hoặc điều gì khiến trẻ thấy không vui, ngồi xuống thảo luận về vấn đề đó một cách nghiêm túc. Bạn có thể khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình về việc nên làm gì để khắc phục tình trạng hiện tại.

Nếu trẻ không có câu trả lời, bạn nên hỗ trợ một chút, nhưng điều quan trọng là khiến trẻ cảm thấy như chúng đang tự giải quyết vấn đề của mình.


9. Chấp nhận cảm xúc hiện tại của trẻ và cố gắng giúp đỡ



Thay vì hành động như thể trẻ thật hư đốn và ngỗ nghịch, bố mẹ nên cho trẻ biết rằng mình rất hiểu cảm giác của con. Cảm xúc đóng vai trò lớn trong việc tạo ra hành vi của trẻ, vì vậy việc bạn chấp nhận chúng sẽ tốt hơn là chối bỏ. Ví dụ, bạn có thể nói: “Mẹ biết con thất vọng vì hôm nay nhà mình không thể đi biển, nhưng vì thời tiết không tốt mà. Chúng ta hãy cùng nhau nghĩ ra trò chơi mới nhé”.

Source: afamily

Video liên quan về Mẹo Vặt

Nấu Miến Gà Kiểu Này Thật Không Cưỡng Nổi

Cách Lọc Xương Cá Nhanh

Cách Làm Hạt Trân Châu Trà Sữa Đơn Giản Nhất Không Cần Phải Nặn Từng Viên

Cách Gọt Bưởi Độc Đáo

Cách Làm BÚN TƯƠI Tại Nhà Đơn Giản