Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Ẩm Thực » Luộc Tôm Nên Dùng Nước Sôi Hay Nước Lạnh?
Tác Giả: Sưu Tầm
Luộc tôm nên dùng nước sôi hay nước lạnh để thành phẩm mềm mại mà không bở, giữ được vị ngọt đậm đà và không có mùi tanh?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tôm có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu protein, carotene và rất nhiều vitamin cần thiết... Với phần ăn 113.3 gram tôm, bạn sẽ đáp ứng được 100% nhu cầu selen, 50% nhu cầu phốt pho, 30% nhu cầu vitamin B12, choline, đồng và iot của cơ thể trong ngày.

Tôm vừa ngon vừa bổ dưỡng, lại dễ tiêu hóa, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, thích hợp cho cả người già và trẻ em.

Luộc tôm nên dùng nước sôi hay nước lạnh?

Có nhiều cách chế biến tôm, trong đó cách phổ biến và đơn giản nhất là luộc. Cũng giống như các loại hải sản khác, tôm chế biến càng đơn giản càng ngon. Tôm luộc giữ nguyên hương vị nguyên bản, mềm, thơm ngon và không bị mất chất dinh dưỡng nên cũng là món ăn được nhiều người đưa vào chế độ giảm cân.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách luộc tôm ngon. Nếu không biết nấu, thành phẩm bạn nhận được có thể là món tôm dai, cứng và mùi nồng. Theo các đầu bếp, yếu tố quan trọng nhất là nước luộc tôm. Vậy luộc tôm nên dùng nước sôi hay nước lạnh? Cả hai cách đều không đúng.

Khi luộc tôm, bạn cần tránh cho tôm vào nước lạnh để đun vì thời gian luộc chắc chắn sẽ kéo dài, tôm dễ bị dai, cứng. Tuy nhiên, nếu cho tôm vào nồi nước sôi thì vỏ sẽ co lại, mùi tanh không thoát ra ngoài, khiến tôm có mùi vị kém ngon. Cách làm đúng là bạn cho tôm vào luộc khi nước bắt đầu nổi bọt.

Các bước luộc tôm ngon

Để có món tôm luộc hoàn hảo, bạn hãy thực hiện các bước sau theo hướng dẫn của đầu bếp nhà hàng:

Sơ chế: Rửa sạch tôm, cắt bỏ râu; lưu ý không bỏ đầu vì sẽ làm mất đi độ ngọt của tôm. Sau đó, bạn cho tôm đã sơ chế vào bát, thêm một chút rượu trắng và vài lát lừng ngâm trong 15-20 phút. Cách này giúp loại bỏ mùi tanh của tôm.

Luộc tôm: Chuẩn bị một nồi nước, thêm vài lát gừng, hành lá, đậy vung lại, canh lửa cho đến khi nước bắt đầu nổi bọt thì cho tôm vào luộc. Lưu ý, bạn không cần đậy nắp nồi khi luộc tôm vì sau khi dùng rượu và gừng để khử mùi, bạn cần mở vung cho bay hơi. Nếu đậy vung, mùi tanh sẽ đọng lại trong nồi khiến tôm chín có mùi tanh.

Vớt tôm: Thời gian luộc tôm cũng rất quan trọng. Bạn chỉ cần canh bếp trong khoảng 3 phút là đủ để tôm chín mềm. Sau khi tôm chín, bạn vớt ra và ngâm trong bát nước đun sôi để nguội. Cách này sẽ giúp tôm ngon, thịt săn và có màu sắc đẹp mắt hơn.

Cách chọn tôm ngon

Để kiểm tra độ tươi của tôm, bạn dùng tay kéo nhẹ thân tôm và xem độ rộng giữa các khớp ở lớp vỏ và thịt. Phần khớp rộng chứng tỏ đó là tôm đã để lâu hoặc cất tủ lạnh. Khớp tôm càng hẹp thì tôm càng tươi.

Tôm tươi có phần thân hơi cong, thịt căng chắc. Không nên chọn tôm to và dày thịt khác thường vì có thể mua phải tôm bơm, tôm ngâm hóa chất.

Cần quan sát xem chân tôm còn gắn chặt vào thân hay không, không chọn tôm có phần chân thâm đen. Tôm có phần vỏ linh hoạt, còn nguyên vẹn, đầu dính chặt vào thân tôm là tôm tươi, ngon.

Tránh chọn mua những con tôm chảy nhớt; cầm lên nếu thấy có cảm giác sạn dưới ngón tay hoặc tôm bị nhớt, dính vào nhau khi không nên mua.

Source: afamily

Video liên quan về Mẹo Vặt

Bông Hoa Từ Cà Rốt Dễ Nhất

Cách Tỉa Hoa Hồng Cà Rốt Và Giới Thiệu Dụng Cụ

Mẹo Cùng Thủ Thuật Nấu Ăn Thông Minh Và Hữu Ích

Công Thức Món Tráng Miệng Với Trái Cây Và Mẹo Đồ Ăn

Xay Nước Rau Má Không Bị Tách Lớp Để Lâu